THIÊN TÀI VÀ SỰ GIÁO DỤC TỪ SỚM - Trang 56

Tôi đặc biệt khuyến khích các bà mẹ có con trai cho con chơi những trò chơi kiểu này, vì so

với bé gái thì bé trai có xúc giác tốt hơn nhưng lại kém hơn về khả năng cảm nhận màu. Vì

thế nếu không cố gắng tập cho các bé trai khả năng đó thì khái niệm màu sắc về sau sẽ rất

chậm chạp. Ngoài ra tôi còn mua những viên đá và các mảnh gỗ nhỏ có nhiều màu sắc cho

con chơi. Búp bê của bé tôi cũng chọn loại có nhiều quần áo đẹp. Những thứ này rất có tác

dụng trong việc phát triển khả năng cảm nhận màu của bé.

Bút màu cũng là 1 công cụ rất hay. Tôi và con thường hay chơi trò “Thi vẽ màu”.

Chúng tôi dùng 1 tờ giấy trắng khổ lớn và người bắt đầu là tôi. Đầu tiên tôi sẽ lấy bút, giả sử

là màu đỏ, vẽ 1 đoạn thẳng khoảng 3cm , sau đó đến lượt Winifred cũng sẽ làm như vậy. Nếu

tôi vẽ màu xanh thì bé cũng phải vẽ màu xanh. Nếu vẽ sai sẽ bị thua cuộc.

Khi con biết đi, trong khi cùng con đi dạo, tôi chỉ cho bé các màu của biển, của cây cối,

của bầu trời, nhà cửa, quần áo người đi đường,…để giúp bé nhận biết tốt hơn.

Thỉnh thoảng chúng tôi còn chơi một trò chơi như thế này: Khi đi qua cửa hàng nào đó một

đoạn, tôi sẽ hỏi con xem cửa sổ trưng bày của cửa hàng có những thứ gì, nếu bé không nhớ

được hoặc nhớ ít hơn tôi sẽ bị thua. Trò chơi này vừa có tác dụng phát triển trí nhớ, vừa nâng

cao khả năng tập trung của trẻ. Nhờ được luyện tập như vậy, lúc bé lên 5 tuổi đã khiến các

giảng viên trường ĐH Shotokan phải kinh ngạc khi chỉ đọc 1 lần bài The Battle Hyun of the

Republic là đã có thể lặp lại chính xác toàn bộ.

Tôi cũng tập cho con thói quen chú ý quan sát đồ vật. Một lần vào lúc lên 2 tuổi, khi đi

cùng tôi đến cửa hàng bán các tác phẩm điêu khắc, bé xem và nói với người bán hàng: “Chỗ

cô không có bức Venis de Milo, không có cả bức Venis de Medici nữa nhỉ?”

Khi Winifred được 6 tuần tuổi, bé được cha mua cho một quả bóng bay màu đỏ. Tôi dùng

một sợi chỉ buộc vào ngón tay cho bé, mỗi lần đưa tay lên xuống là quả bóng cũng bay lên

bay xuống rất vui. Tuần sau tôi lại thay bằng quả bóng màu khác. Cứ thế, tôi dễ dàng dạy cho

cháu các tính từ như xanh, đỏ, tròn, nhẹ,… Với các đồ chơi như mảnh gỗ có dán giấy nhám,

tôi lại dạy cho cháu các tính từ: thô ráp, mềm mại…

Trẻ nhỏ thường có cái gì cũng cho vào miệng, vì thế nếu không chú ý ngay từ đầu thì sẽ

không bỏ được thói quen này. Khi Winifred chưa đầy 2 tuổi, trong một lần chúng tôi tới thăm

nhà một người bạn và được cô ấy mang rất nhiều bánh kẹo ngon lành ra mời, bé mới hỏi tôi:

“Mẹ ơi, những thứ này có thể cho vào miệng được chứ ạ?”. Cô bạn tôi lúc đó rất lấy làm ngạc

nhiên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.