Một điều nữa, là khi giáo dục con, tôi không hề bắt con làm việc gì nặng nhọc quá sức.
Trẻ là một cá thể sống và cần liên tục giải phóng năng lượng để hoạt động. Tôi luôn cố gắng
không lãng phí năng lượng này một cách vô ích để nó có thể tập trung hiệu quả vào việc phát
triển năng lực của con. Nếu làm được điều đó, trẻ sẽ luôn có việc gì đó để theo đuổi, không bị
nhàn rỗi tay chân dẫn đến buồn chán, bực dọc, quấy khóc.
III.
Trẻ khi còn nhỏ đã biết hướng sự chú ý đến nơi có tiếng người nói cũng như có âm
thanh của sự vật, vì thế hoàn toàn có thể dạy ngôn ngữ từ sớm. Từ lúc con còn ẵm ngửa, tôi
đã nói chuyện với bé như thể bé có thể hiểu được mọi điều. Không giống phần lớn các bà mẹ,
tôi không dùng từ hình tượng mà luôn dạy con những từ chuẩn ngay từ đầu. Tôi được biết hai
người, là giảng viên đại học có tiếng nhưng lại thường xuyên phát âm sai và dùng sai ngữ
pháp, đó chắc chắn là vì lúc nhỏ không được giáo dục tốt về mặt ngôn ngữ. Vì thế tôi luôn cố
gắng hết sức để dạy con những ngôn từ chính xác, trong sáng. Bên cạnh đó tôi còn chú ý dạy
con cả các thành ngữ, tục ngữ.
Theo cách của Witte- cha, tôi thường bế con trên tay, đi quanh phòng và chỉ cho bé mọi
vật, nhờ đó khi được 1 tuổi bé đã có thể nói được hầu hết mọi thứ. Nhiều người lấy làm ngạc
nhiên, nhưng chồng tôi thì bảo: “Em đã dạy con ngay từ khi mới sinh ra, bây giờ con làm
được như thế là đương nhiên rồi!”
Tôi tin rằng sự giáo dục ngôn ngữ lúc nhỏ sẽ ảnh hưởng trong suốt cuộc đời, vì thế tôi
luôn nhắc nhở con phát âm chính xác, sử dụng những từ ngữ và câu văn một cách chọn lọc.
Nhưng tôi lại không dạy ngữ pháp cho con cho đến tận năm 8 tuổi. Tôi thấy rằng dạy ngôn
ngữ thì không nhất thiết phải dựa trên ngữ pháp mà là dựa vào miệng và tai của trẻ.
Trẻ nhìn chung rất thích nói, từ lúc rất nhỏ hễ nhớ được từ nào là liên tục lặp đi lặp lại và tỏ
ra vui thích. Nắm bắt được đặc điểm này, tôi tập cho con nhớ những câu ngắn, đơn giản mà
vẫn thú vị. Bé nhớ rất nhanh và rất lấy làm hứng thú. Sau đó tôi thử dịch những câu này ra
nhiều ngoại ngữ khác, bé đều dễ dàng nhớ được. Suy từ kinh nghiệm của chính mình, tôi thấy
rằng trong một đời người, giai đoạn từ 1 đến 5 tuổi là giai đoạn bộc lộ năng lực ngôn ngữ lớn
nhất. Tôi cũng đã nghĩ đến việc dạy con những ngoại ngữ cơ bản càng sớm càng tốt, nhưng
ngoài tác phẩm Aeneis ra, cho đến khi con thành thạo tiếng mẹ đẻ, tôi không dạy thêm ngoại