Như đã giới thiệu ở chương trước, chúng ta biết rằng cha của Witte đã viết lại một cuốn
sách về việc giáo dục Witte từ nhỏ đến lúc 14 tuổi, lấy tên là “Karl Witte, oder Erziehungs-
ung Bildungsgeschichte Desselben”, là sách về phương pháp giáo dục cổ xưa nhất. Nhưng
người thời đó hầu như không lưu giữ cuốn sách này. Có 2 lý do. Thứ nhất là vì cách viết
kém: cuốn sách dày hơn 1000 trang nhưng hầu hết là những lý luận không trọng yếu và
không lấy gì làm thú vị. Sau này Tiến sỹ Wiener đã dịch ra tiếng Anh và đã lược bỏ những
phần đó, còn lại khoảng 300 trang, tuy nhiên vẫn còn nhiều chỗ dài dòng. (cuốn này tên là
“The Education of Karl Witte”). Lý do thứ 2 là những luận điểm trong sách không phù hợp
với cách nghĩ của người thời đó. Quan điểm mà cha của Witte đưa ra là: Giáo dục con trẻ
phải bắt đầu từ buổi bình minh của nhận thức. Ông cũng đưa ra tập quán giáo dục từ sớm của
người Hi Lạp, nhưng thực tế tập quán tốt đẹp đó đã không còn trên thế giới từ lâu, và thay
vào đó người ta bắt đầu có quan điểm giáo dục trẻ từ 7,8 tuổi.
Ngày nay nhìn chung mọi người cũng nghĩ như thế, nhưng vào thời Witte, niềm tin đó
còn tuyệt đối và sâu sắc hơn. Và người ta cho rằng Giáo dục từ sớm sẽ ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe của trẻ. Chính vì thế, luận điểm giáo dục của cha Witte được xem như là “bạo
ngôn”, và tài năng của Witte được nghĩ là do sinh ra đã có chứ không phải nhờ giáo dục mà
nên.
Nguyên văn lời ông như sau: “Không ai tin rằng con tôi được như thế là do tôi dạy dỗ.
Nếu quả thực con tôi trở thành nhân tài là do ơn huệ trời ban, là tài năng thiên bẩm thì tôi
cũng không có gì đáng để vui mừng đến thế. Vì thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Hầu
hết mọi người đều không tin lời tôi, kể cả những người bạn thân. Chỉ duy nhất có một người
tin tôi, đó là một mục sư, là bạn rất thân với tôi từ khi còn nhỏ, người hiểu tôi nhất. Ông ấy
nói: Cháu Karl hoàn toàn không phải tài năng thiên bẩm. Cháu thực sự là kết quả của việc
giáo dục. Nhìn vào cách giáo dục cháu thì việc cháu trở nên giỏi giang là điều tất yếu. Chắc
chắn sau này cháu sẽ khiến cả thế giới ngạc nhiên. Tôi hiểu rất rõ phương pháp mà cháu được
giáo dục và tôi tin rằng nó sẽ mang lại thành công lớn.
Và đây là những gì tôi đã làm:Trước khi con trai tôi được sinh ra, trong vùng
Magdeburg và lân cận có một số giáo viên và mục sư trẻ. Những người này cùng nhau lập ra
một hội nghiên cứu về giáo dục. Mục sư Graupit là 1 hội viên ở đó và ông đã giới thiệu tôi
vào hội. Nhưng vào thời đó trong hội có tư tưởng rằng, giáo dục con trẻ quan trọng là ở khả
năng thiên phú, và những giáo viên cho dù có tâm huyết dạy dỗ đến mấy thì kết quả cũng chỉ
đến thế mà thôi. Chỉ có mình tôi là phản đối tư tưởng này. “Không, tôi nói, giáo dục con cái