cũng biết, James trở thành chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp, còn William trở
thành nhà vật lý học vĩ đại, huân tước Kelvin.
Tiếp theo là John Steward Mill, nhà Triết học, kinh tế học, chính trị học, lý luận học,
cũng là người được giáo dục từ rất sớm (ông này cũng giỏi giang giống mấy ông kia, nhưng
đọc thêm ở ngoài thấy ông có bị một tgian khủng hoảng tinh thần ở tuổi 20, mà chính ông
phân tích là do một phần tác động của việc ko được hưởng thời thơ ấu bthg, tuy nhiên tg đó
cũng ko kéo dài và ông tiếp tục thành đạt)
(Sau ông này còn mấy ví dụ nữa cho 1 ông nhà thơ, 1 ông thủ tướng, 1 ông luật học,
đều theo mạch trên).
IV.
Nếu ta trồng một cái cây và để nó tự phát triển thì có thể nó sẽ không sống được, cũng
có thể vẫn sống và cao đến 1m, nếu ta chăm sóc nó có thể cao đến 1.5m, chăm sóc tốt hơn
nữa có thể được 1.8m, 2m hay hơn thế. Một con người cũng như vậy. Đứa trẻ sinh ra sẵn có
100 phần năng lực, nhưng nếu cứ để một cách tự nhiên thì có thể chỉ phát triển được 20, 30
phần. Nếu được giáo dục tốt có thể khi trưởng thành sẽ phát triển đến 60, 70 phần, hay tốt
hơn là được 80, 90 phần. Lý tưởng nhất là đứa trẻ được giáo dục để phát huy được đủ 100
phần năng lực của mình. Nhưng năng lực của trẻ tồn tại theo quy tắc giảm dần: Nếu được
giáo dục tốt từ khi sinh ra thì có thể đạt được đủ 100 phần, nhưng nếu bắt đầu giáo dục từ khi
5 tuổi thì dù có làm tốt đến mấy cũng chỉ phát huy được 80 phần, nếu bắt đầu từ 10 tuổi thì
tối đa chỉ được 60 phần.
Nghĩa là, thời điểm bắt đầu càng muộn bao nhiêu thì khả năng phát huy năng lực sẵn có
cũng giảm đi bấy nhiêu.
Vậy tại sao lại có quy tắc giảm dần này?
Đối với mỗi loài động vật, khả năng của chúng đều có một thời kỳ phát triển nhất định.
Đương nhiên có những khả năng mà thời kỳ dành cho việc phát triển là khá dài, nhưng có
những khả năng chỉ có thể phát triển trong 1 thời gian rất ngắn, và nếu nó không được phát
triển trong thời gian đó thì sẽ vĩnh viễn mất đi. Lấy ví dụ kỳ phát triển “khả năng theo dấu gà