THIÊN TÀI VÀ SỰ GIÁO DỤC TỪ SỚM - Trang 5

một con đường nghiên cứu đúng đắn. Chuyên môn của ông là về Luật học, nhưng sau khi

chuyển sang nghiên cứu Dante lại rất thành công trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên Quốc vương

Prosia cho ông đi Du học ở Italia là với mục đích để ông trở thành một Luật sư tài giỏi, vì thế

ông tập trung vào nghiên cứu Luật học, còn nghiên cứu Dante chỉ như là giải trí. Sau khi từ

Italia trở về, ông nhận cương vị giảng viên tại Đại học Bresau, 2 năm sau chuyển sang Đại

học Hale và giảng dạy ở đó đến khi qua đời vào năm 1883.

Điều đáng mừng là cha ông đã ghi lại tất cả những phương pháp đã áp dụng với ông cho

đến lúc 14 tuổi, và sau đó viết thành cuốn sách mang tên “Cách giáo dục với Carl Vitte” từ

cách đây hàng trăm năm, nhưng hầu hết những người thời đó đều không lưu lại và nó gần

như đã bị thất lạc hoàn toàn, và những gì còn lại đến ngày nay là rất ít. May sao trong thư

viện của Đại học Havard còn lại một quyển, là quyển duy nhất ở Mỹ, và nó được bảo quản

cẩn thận trong phòng các tác phẩm quý.

Độc giả hẳn còn nhớ, cha của Wiener là giảng viên tại trương Havard. Ông đã đọc cuốn

“Cách giáo dục với Carl Vitte”, và dùng nó để dạy cho các con mình. Tiếp theo là cha của

Sidis, cũng từng là học viên trương Havard, và cũng tình cờ đọc và áp dụng cuốn sách này.

Còn về cha của Bar, tôi không rõ ông có mối liên hệ gì với trường Havard hay không, nhưng

tôi đã đọc cuốn “Trường học gia đình” của ông, và biết chính xác rằng ông đã đọc cuốn

“Cách giáo dục với Carl Vitte” cũng như đã nuôi dạy con theo cách đó.

Tóm lại, cả Wiener, Sidis và Bar đều được giáo dục theo phương pháp của Vitte, và nếu

nhìn từ cuộc đời Vitte thì có thể thấy rằng họ sẽ có tương lai đầy triển vọng. Vì thế chúng ta

cũng không cần phải quá lo lắng về việc “sau 20 tuổi sẽ thế nào” (sách của ông Kimura này

cũng cũ lắm rồi, thời đó mấy người được kể ra ở trên vẫn chưa đến tuổi bách niên giai lão, vì

thế ông chỉ có thể dự đoán tương lai của họ).

Đọc thêm về James Sidis và Nobert Wiener, đến cuối đời đúng là họ cũng khá thành

công, và họ được biết đến như là một sản phẩm đào tạo thần đồng của cha mẹ, nhưng lại

không có tuổi thơ hồn nhiên như những đứa trẻ khác.., có lẽ đấy cũng là mặt trái trong

phương pháp này mà vào thời của mình tác giả Kimura chưa kiểm chứng được... Vì thế mình

nghĩ rằng cuốn sách này chỉ có ý nghĩa tham khảo, tuy nhiên sẽ cố gắng dịch hết để mọi

người cho ý kiến.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.