THIÊN THẦN VÀ ÁC QUỶ - Trang 270

- Mời anh Hitzrot! - Anh nói lớn.
Một chàng thanh niên đang gà gật ở bàn cuối giật nảy mình:
- Sao? Em ạ?
Langdon chỉ tay vào một bức tranh Phục Hưng dán trên tường:
- Ai đang quỳ trước chúa kia?
- Dạ… một vị thánh ạ.
- Tốt lắm. Làm sao anh biết đó là thánh?
- Vì có một vầng hào quang ạ.
- Tốt. Và vầng hào quang có gợi cho anh nghĩ tới cái gì không?
- Hitzrot cười toét miệng:
- Có ạ. Những đồ tạo tác của người Ai Cập học từ kỳ trước. Những… những…
đĩa mặt trời!
- Cảm ơn Hitzrot. Mời anh ngủ tiếp. - Langdon quay lại nói với cả lớp - Những
vầng hào quang này giống như hầu hết các biểu tượng khác của Thiên Chúa
giáo, được du nhập từ tín ngưỡng thờ mặt trời của người Ai Cập cổ đại. Chúng
ta thấy rất nhiều ví dụ của tín ngưỡng thờ mặt trời trong Thiên Chúa giáo.
- Nhưng thưa thầy, - cô gái ngồi bàn đầu lên tiếng - Tuần nào em cũng đi nhà
thờ, nhưng có thấy thờ thần mặt trời đâu?
- Thế à? Thế ngày 25 tháng 12 hàng năm là ngày gì thế?
- Lễ giáng sinh ạ. Ngày sinh của chúa Giê-su.
- Nhưng theo kinh thánh, chúa sinh vào tháng 3, vậy ta kỷ niệm cái gì vào cuối
tháng 12 đây?
Im lặng.
Langdon mỉm cười:
- Thưa các bạn, ngày 25 tháng 12 là ngày những người ngoại đạo cổ xưa thờ
Mặt trời Bất khuất, trùng với ngày đông chí. Đó là một thời khắc rất tuyệt diệu
trong năm, khi mặt trời trở lại, và ngày bắt đầu dài ra.
Langdon gặm thêm một miếng táo nữa.
- Các tôn giáo trên con đường chinh phục các giáo phái khác, thường duy trì
những ngày lễ cũ để đỡ gây sốc. Hiện tượng này được gọi là sự chuyển hoá. -
Langdon giảng giải. - Điều này giúp người ta nhanh quen với đức tin mới. Họ
vẫn kỷ niệm những ngày lễ thánh như trước, vẫn cầu nguyện ở những thánh địa
cũ, vẫn giữ nguyên các biểu tượng… và người ta chỉ đơn giản thay các vị chúa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.