chất không thể tự nhiên sinh ra.
Langdon đã từng nghe nói về chuyện này. Ý tưởng cho rằng Chúa tạo ra "mọi
thứ từ hư vô" hoàn toàn đối lập với những định luật vật lí hiện đại đã được công
nhận. Vì vậy, các nhà khoa học cho rằng học thuyết Chúa sáng tạo ra thế giới là
hoàn toàn lố bịch về mặt khoa học.
- Ông Langdon, - Vittoria quay sang anh - Ông đang nghĩ đến thuyết Big Bang
phải không?
Langdon nhún vai:
- Đại loại như vậy.
- Anh biết rằng Big Bang hiện là học thuyết được đông đảo các nhà khoa học
chấp nhận về sự hình thành nên vũ trụ. Nhận thức của anh cũng không được sâu
sắc lắm, nhưng theo thuyết này thì một khối vật chất ban đầu chứa đựng một
nguồn năng lượng cực lớn đã nổ tung, các mành nhỏ của nó văng ra khắp mọi
hướng, tạo thành vũ trụ ngày nay.
- Đại thể là thế.
Vittoria nói tiếp:
- Khi Giáo hội Thiên Chúa giáo lần đầu tiên đưa ra học thuyết Big Bang vào
năm 1927 thì…
- Cái gì cơ? - Không thể tự kiềm chế, Langdon ngắt lời cô gái - Cô nói thuyết
Big Bang là ý tưởng của Giáo hội?
Câu hỏi của anh khiến Vittoria ngạc nhiên.
- Đương nhiên. Một tu sĩ Thiên Chúa giáo tên là Georges Lemaltre đã đưa ra giả
thuyết này năm 1927.
- Tôi tưởng là…, - Anh ngập ngừng - Chẳng lẽ thuyết Big Bang không phải do
Edwin Hubble, nhà thiên văn học của Harvard đề xuất sao?
Kohler trừng mắt:
- Lại nữa rồi, sự ngạo mạn của giới khoa học Mỹ. Hubble công bố năm 1929,
hai năm sau Lemaltre.
Langdon trừng mắt.
- Người ta gọi là kính viễn vọng Hubble, thưa ngài - Tôi chưa bao giờ nghe nói
đến kính viễn vọng Lemaltre!
- Ông Kohler nói đúng đấy, - Vittoria lên tiếng:
- Ý tưởng đó thuộc về Lemaltre. Hubble chỉ khẳng định lại điều đó bằng cách