Giá trị tương lai của các tài sản này chỉ có thể được phản ánh vào quỹ
dự phòng cho tuổi già.
Những con số có ý nghĩa trong bảng trên đều là “giá trị hiện tại
của tài sản thực” có thể đánh giá xem thời gian vừa qua bạn đã tích cực
tiết kiệm như thế nào, đã thực hiện kỹ năng quản lý tài chính thành
công đến mức nào, giá trị tương lai của tài sản thực dành cho tuổi già
đã được chuẩn bị dành cho quỹ dự phòng tuổi già. Thông qua tỷ lệ lãi
ở
bảng trên, bạn cũng thấy được mình đã sử dụng tài sản hiệu quả
chưa.
Bước 4: Rà soát tình hình tài chính hiện tại - à soát
thực trạng tổng thu và tổng chi
Bạn cảm thấy thế nào sau khi thử rà soát lại tình trạng tài sản
thực của bạn? Giá trị tài sản thực hiện tại càng nhiều càng tốt;
nhưng bạn cũng không nên thất vọng nếu giá trị đó ít và cũng
không nên quá vui sướng khi giá trị đó nhiều. Vì cho dù giá trị tài sản
thực có ít nhưng nếu bạn có sự chuẩn bị vững vàng từ bây giờ thì sau
10 năm, 20 năm bạn vẫn có thể có một tuổi già ấm áp, và cho dù hiện
tại tài sản thực của bạn nhiều nhưng sau này bạn không biết quản lý
tài sản đó hiệu quả, tiêu xài lãng phí hoặc sử dụng kỹ năng quản lý tài
chính sai lệch thì sau này bạn cũng có thể sẽ có một tuổi già khó khăn,
nghèo khổ.
Nếu bạn đã tính giá trị tài sản thực hiện tại thì hãy cùng rà soát lại
tình trạng thu và chi để có thể tính toán ra số tiền mà bạn có thể
tiết kiệm được đến lúc bạn nghỉ hưu. Ở đây để đơn giản hóa các bước
chúng ta không dùng cách phân tích tổng thu nhập và tổng chi tiêu
trong tương lai mà Kim Min Seok đã dùng, mà chúng ta cùng tập
trung tiếp cận theo cách tính số tiền hàng tháng chúng ta có khả
năng tiết kiệm được.