“Nếu mình sống đến 85 tuổi thì vợ mình lúc đó sẽ 82 tuổi. Khi
đó giả sử tuổi thọ trung bình của nữ giới cao hơn nam giới bảy tuổi thì
vợ mình sẽ sống đến 92 tuổi. Nếu vậy, sau khi mình mất đi, vợ
mình sẽ phải sống một mình 10 năm.”
Anh bắt đầu cảm thấy lo lắng với suy nghĩ rằng cuộc sống
dài hơn so với những suy nghĩ thường ngày. Anh cũng chưa tưởng
tượng được mình sẽ phải bỏ lại vợ mình sống một mình suốt 10 năm
trời.
“Gần đây, tuổi nghỉ hưu của giám đốc các bộ phận thường vào
khoảng từ 50 đến 55. Nếu mình nghỉ hưu lúc 55 tuổi thì sau này,
mình sẽ làm việc thêm 20 năm nữa, sau đó hai vợ chồng mình sẽ
sống thêm 30 tuổi và vợ mình sẽ sống thêm 10 năm một mình?”
Anh cảm thấy tim mình như nghẽn lại. 20 năm kiếm tiền và
phải chuẩn bị cho 40 năm tuổi già, suy nghĩ ấy khiến anh cảm giác
mình đang đứng trước một bức tường quá lớn. Ngay từ bây giờ, dù
hàng tháng anh có tiết kiệm một triệu won thì trong 20 năm số
tiền ấy cũng chỉ cho phép anh tiêu 600 nghìn won mỗi tháng khi
về già. Hơn nữa, thực tế số tiền anh tiết kiệm hiện tại chỉ có 500
nghìn won mỗi tháng mà thôi. Nếu cộng cả hai số tiền đó lại thì
cũng không phải là con số an toàn để anh có thể an hưởng tuổi già.
Anh nghĩ rằng mình phải lui thời gian nghỉ hưu lại. Vì vậy, sau khi
nghỉ hưu tại công ty, anh sẽ phải kiếm một công việc khác và làm việc
cho đến khi 60 tuổi, anh lấy con số 25 năm là thời gian làm việc
còn lại của mình. Do đó, thời gian về già được giảm đi chỉ còn 35 năm
(vợ chồng sống chung là 25 năm, vợ sống một mình 10 năm). Giả
sử chi phí mà vợ anh sống một mình sau khi anh chết sẽ được giảm
đi 50% và anh giả định lấy 30 năm là khoảng thời gian hai vợ chồng
sống cùng nhau (25 năm + 10 năm x 25%) và quyết tâm lập ra kế
hoạch tuổi già của mình.