tâm lý cạnh tranh như hiện nay, chi phí dành cho các khóa học ngoại
khóa đã tăng chóng mặt vượt qua mức mà những gia đình bình thường
có thể chịu được, thời gian học của con cái trong một gia đình bình
quân là 20 năm, điều này có nghĩa là với khoảng thời gian 20 năm đó
về cơ bản bạn không còn khả năng để có thể tiếp tục đầu tư vào cái
khác.”
Giáo sư Masu lại bổ sung thêm chi phí dành cho giáo dục con cái
chính là xung đột lớn nhất của cuộc sống nghỉ hưu.
“Cho dù không thể đầu tư vào những cái khác thì phần lớn phụ
huynh vẫn lựa chọn đầu tư giáo dục cho con, bởi vì đợi sau khi chúng
ta già, người duy nhất mà chúng ta có thể nương tựa chỉ có thể là con
cái của chúng ta mà thôi… không thể chỉ nghĩ về bản thân mà coi nhẹ
việc học hành của con cái, nếu không, trong tương lai con cái chúng
ta chắc chắn sẽ oán hận chúng ta, tóm lại là tôi không muốn bọn
trẻ oán hận mình.”
Một người đàn ông hơn 40 tuổi với cặp kính cận dầy đã đưa ra
quan điểm của mình như trên.
“Đúng vậy, con người ta học cái này cái nọ, chỉ mỗi con mình
không học, như vậy làm sao có thể được?”
Một phụ nữ ngồi cạnh Choe Socheon lẩm bẩm.
“Tất nhiên quyền lựa chọn là ở các bạn, nhưng thực sự chúng ta
cần phải bình tĩnh lại để suy xét, vì việc học hành của con cái thậm
chí không hi sinh tất cả bao gồm cả đối mặt với cuộc sống sau khi
về hưu, làm như vậy có thật sự là vì con cái không? Nếu như khó có
thể đồng thời gánh vác chi phí học hành của con cái và chuẩn bị tiền
dưỡng già, vậy thì bắt buộc phải có sự ưu tiên cái nào trước cái nào
sau, nếu chúng ta quyết định đặt cuộc sống nghỉ hưu ra sau, hết
sức ủng hộ việc học của con, vậy thì sau này sẽ để con cái gánh gánh