tư 2.000.000 Won cho việc học của con cái, do đó, ông xã rất lo
lắng cho cuộc sống sau này, ông ấy luôn phản đối tôi, cả ngày
nếu không than vãn, thì lại thở dài. Tuy rằng tôi cũng không
muốn khi về già là gánh nặng cho con cái, nhưng cũng không thể
không quan tâm đến tiền học phí của con chị và tiền học thêm của
thằng em, do đó 2.000.000 Won này cho dù thế nào chăng nữa
cũng không thể coi là tiền dưỡng già được. Những người làm cha
làm mẹ như chúng ta dường như dành tất cả cho con cái, nhưng
cuộc sống sau khi về hưu của chúng ta sẽ thế nào? Gần đây báo
chí liên tục đưa tin nhiều người già đã hi sinh cả đời cho con cái,
nhưng đến khi về già lại sống một cuộc sống cô đơn khổ cực. Đọc
những bài báo như vậy tôi lại càng cảm thấy rằng mong muốn
con cái là chỗ dựa cho mình lúc về già là điều khó có thể thực hiện
được. Nếu cứ nghĩ như vậy thì chẳng khác mình đang tự lừa dối
mình. Ngay như thế hệ chúng ta chăm lo cho cha mẹ lúc về già đã
gặp phải những khó khăn nhất định, huống hồ là sau này, chắc
chắn sẽ khó khăn hơn rất nhiều, chúng ta làm sao có thể hi vọng
con cái sẽ chăm sóc chúng ta đây?
Tất cả mọi người đều rất căng thẳng khi đọc bức thư trên, hình
như mọi người đang suy nghĩ điều gì đó. Thực ra qua chuyện của No
Buseong, Choe Socheon đã sớm nhận ra rằng đầu tư quá nhiều vào
việc học của con cái tồn tại rất nhiều vấn đề, nên anh gật gù đọc
những dòng chữ trên màn hình máy chiếu.
“Vấn đề này quả thực rất khó để chúng ta đưa ra quyết định,
thường xuyên có người nhờ tôi tư vấn cho vấn đề tích lũy tiền
dưỡng già. Những người trong độ tuổi từ 30-50 đều cảm nhận sâu
sắc về tầm quan trọng của việc tích lũy khoản tiền này, nhưng
trong đó rất nhiều người lại than vãn rằng mình không lấy đâu ra
tiền để làm việc đó, vậy tôi xin hỏi, nếu như việc học của con cái
cần đến tiền, lẽ nào bạn vẫn giữ quan điểm như vậy, cho dù thế
nào cũng không trả tiền học phí cho con? Tôi nghĩ rằng, chắc