trụ.
Chính nghiệp lực, tác động trên mọi cấp độ và cõi giới đã thúc giục các
hình thái sự sống tuân theo Ý chí Vũ trụ.
Hầu hết thói quen của chúng ta được hỗ trợ bởi và bắt nguồn từ dục vọng
và cám dỗ. Dục vọng và cám dỗ là những ý chí tích tụ trong thể cảm xúc của ta.
Chúng ta cũng phải cân nhắc rằng suy nghĩ của chúng ta có ý chí riêng
của chúng và toàn bộ thể trí của chúng ta có ý chí tự do. Ðây là lý do có một
cuộc trình diễn trong thể trí của ta suốt ngày đêm, và chúng ta quan sát nó mà
không thể can thiệp vào nó được. Thường thì ta lại tham gia vào cuộc trình diễn
đó.
Một người bị xem thuộc dạng ám ảnh khi những xúc cảm hay suy nghĩ
nào đó của anh ta áp ý chí của chúng lên và bắt anh ta hoạt động dưới sự điều
khiển của chúng. Cũng có thể những ý chí của cảm xúc và suy nghĩ của người
khác áp đặt lên chúng ta và ám ảnh chúng ta.
Ám ảnh là ách nô lệ. Trong nỗi ám ảnh, ta đặt bản thân dưới sự kiểm soát
của một điều gì đó ở bên trong hay bên ngoài ta vốn thấp kém hơn ý chí đích
thực của ta.
Thế thì, làm thế nào chúng ta có thể đặt “những tiểu ý chí” trong chúng ta
hoặc xung quanh chúng ta trong tầm của ý chí mình và kiểm soát chúng? Làm
sao có thể kiểm soát các ý chí của các thể, các phương tiện tinh vi, cảm xúc, suy
nghĩ, mơ ước và viễn kiến của chúng ta để tạo ra một trường hợp nhất các ý chí?
Ðức Phật là người đã hoàn toàn từ bỏ tất cả những tiểu ý chỉ nhỏ nhặt của
mình để hợp nhất với ý chí của Tối Cao. Ðây là lý do Ngài có thể vào Cõi Niết
Bàn.
“Cõi Niết Bàn” không phải là một địa điểm. Ðó là một trạng thái thuần
khiết và thanh bạch, theo nghĩa uyên thâm của hai từ này. Một người trở nên
thanh khiết khi chỉ có Ý chí Thần Thánh của anh ta hoạt động và tất cả những
tiểu ý chí của anh ta từ bỏ, không áp đặt ý chí của chúng lên anh ta nữa.
Một người phải giác ngộ mới thành Phật. Một người phải thành Phật thì
mới vào được Cõi Niết Bàn, tức trạng thái nhận thức mà ở đó ý chí của riêng
một người hòa nhập với Ý chí Thần Thánh. Một Ðức Phật là một Linh hồn bén