Liệu ta có thỏa mãn sau khi đạt được những gì mình ham muốn không?
Sau khi đạt được bất cứ điều gì ta muốn, ngọn lửa kỳ vọng lại bùng cháy tiếp và
lòng ham muốn đạt được “nhiều hơn” và “nhiều hơn nữa” lại nảy nở. Ta phải
chấm dứt những ham muốn bằng “sự thỏa mãn”.
Những kỳ vọng của trí não bất an luôn dẫn dắt chúng ta đi vào tương lai.
Mỗi khi nghĩ rằng phải có được một thứ gì đó, chúng ta không hiện diện trong
“thì hiện tại” và sự tiến bộ tâm linh chỉ xảy ra trong “hiện tại”.
Khi trí não con người đi vào tương lai bởi sự bất mãn, nó cũng có thể đi
vào quá khứ. Khi một đứa bé được sinh ra, nó có khả năng nhớ lại lần ra đời
trước đó, cho đến lúc năm tuổi, và nó sống với ký ức của lần sinh ra trước đó.
Thế rồi dần dần những lớp trải nghiệm trong đời này bắt đầu phủ lên ký ức về
lần sinh ra trước đó và nó thôi không nhớ về điều đó nữa.
Điều này cũng giống như khi chúng ta rời nhà trong bộ quần áo trắng, và
khi dấn bước trên cuộc hành trình, quần áo của chúng ta sẽ dơ. Quần áo của
chúng ta sẽ phủ đầy đất cát, bụi bặm, vết bẩn để rồi cuối cùng quần áo trắng trở
nên dơ bẩn.
Tương tự, khi một đứa bé khởi sự cuộc hành trình trong đời này, trí não
của nó sẽ vấy bẩn như bộ quần áo trắng, bởi bụi bặm và ô uế của quá khứ.
“Quần áo trắng” càng dơ thì càng khó giặt sạch và cũng như quần áo trắng, trí
não của đứa bé không trụ lại trong thì hiện tại và luôn nghĩ đến quá khứ, sẽ luôn
vấy bẩn. Điều này là do khi nhớ lại quá khứ, đứa bé sẽ phủ thêm những lớp bụi
lên vết bẩn cố hữu.
Trí não của con người trở nên mất quân bình bởi quá khứ và những ham
muốn của chính mình, bởi vì con người không thể trụ lại ở thì hiện tại khi cả hai
yếu tố này cùng xảy đến. Trí não không ở thì hiện tại sẽ bất ổn và một trí não bất
ổn sẽ yếu ớt, thế thì làm sao ta có thể đạt đến Thực tại Tối thượng bằng một trí
não bất ổn?
Con người không thể quên được quá khứ cũng như không thể kiểm soát
được tương lai. Cho đến ngày nay, chẳng có ai đã làm được điều đó và cũng sẽ
không làm được điều đó, vì năng lực trí não của con người mạnh hơn năng lực
sống (năng lượng của bản thân). Đó là lý do con người chưa bao giờ kiểm soát
được năng lực trí não bằng sức sống của mình.
“Con người sẽ phải tăng cường sức sống của mình để kiểm soát được