bộ, hệ thần kinh và cơ bắp sử dụng. Để sử dụng được, thì đường huyết phải
vận chuyển từ dòng máu vào trong tế bào thần kinh và cơ bắp. Đây là nơi
insulin vào cuộc. Tôi chắc nhiều người còn nhớ môn sinh học ở trường
trung học, insulin là hoóc-môn tuyến tụy mở bức tường tế bào ra để đường
huyết có thể vào. Đây là mấu chốt của toàn bộ quá trình năng lượng. Insulin
tiết ra trong hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, insulin bắt đầu được giải phóng
ngay sau bữa ăn hoặc khi có đường hay chất ngọt trong miệng và hệ tiêu
hóa. Giai đoạn hai, insulin được giải phóng gần sau bữa ăn và tiếp tục được
giải phóng dần dần trong nhiều giờ.
Để insulin làm việc đúng thì cần phải có đủ số lượng và các tế bào trong
cơ thể phải 'nhạy cảm' với tác động của insulin. Khi tế bào không phản ứng
với tác động của insulin trong việc cho đường tiến vào xuyên qua tường tế
bào, thì xảy ra tình trạng gọi là kháng insulin. Kháng insulin chưa được
hiểu biết đầy đủ ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng kháng
insulin thường liên quan trực tiếp với béo phì. Điều này đặc biệt đúng khi
con người có vòng mỡ béo ở khu vực eo hay bụng.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người béo phì không bị tiểuđường có
thể giảm mức độ lưu thông insulin đơn giản bằng cách giảm cân. Việc giảm
lượng insulin này xảy ra không thay đổi mức đường trong máu. Nói cách
khác, bằng việc giảm cân, người ta thường có thể vượt qua kháng insulin.
Đó là sự thật vì khi ít mỡ gây rắc rối tình hình, thì lượng insulin đang có trở
nên hiệu quả hơn với mức đường huyết thấp.
Ngược lại, dư thừa mỡ bụng và mỡ tập trung xung quanh gan tăng lượng
a-xít béo lưu thông tự do trong máu. Khi những a-xít béo đó phân giải,
chúng gia tăng mức độ độc tính. Theo đó, độc tính gia tăng được chỉ rõ sinh
ra hai điều: Thứ nhất, ức chế sản sinh insulin; và thứ hai, làm cho tế bào cơ
bắp kém nhạy cảm với insulin đang có. Mô cơ là thiết yếu để giúp cân bằng
mức đường huyết. Trong trạng thái bình thường, hơn 80% đường huyết giải
thoát ngay sau bữa ăn được tế bào cơ bắp lấy đi.
Chướng ngại