[1] “Văn học dân gian”. . . v.v đủ tên sách, thì biểu tình cậu thật sự khó coi,
bởi vì tất cả những tên đó cậu ấy đều chưa nghe thấy, thật sự hổ thẹn với
cái danh thần đồng. Nghe tới “Hồng Lâu Mộng”, sắc mặt cậu ấy mới bình
thường một chút, nhưng mà ngay sau đó lại mang vẻ ngạc nhiên nói: ” ‘Trẻ
không xem Hồng Lâu, già không đọc tam quốc’, bố cậu cho phép cậu đọc
“Hồng Lâu Mộng” à?”
Chú thích:
[1]“Tiết Nhân Quý chinh đông”: Nội dung truyện nói về đời nhà Đường,
lúc vua Đường Thái Tông đang trị vì. Có thể nói đây là thời kỳ oanh liệt
nhất của nước Trung Hoa. Bởi dân tộc Hán hùng mạnh đã không những
chiếm cứ cả Trung Nguyên mà còn mở mang bờ cõi ngày một rộng lớn.
Tiết Nhân Quý là một anh hùng áo vải, tài năng xuất chúng, sống trong
giới tiểu thương, từ cuộc sống khá giả đi đến suy sụp nghèo khó, bị đời hất
hủi phải đem thân đi làm thuê làm mướn kiếm sống. Rồi từ đó mà tiến thân.
Tiết Nhân Quý đầu quân, giúp vua giúp nước. Chỉ vì sợ một lời dọa mà
phải trốn trong bóng tối để Trương Sĩ Quý lợi dụng. Trương Sĩ Quý là kẻ
bất tài vô dụng, gian nịnh, hám danh… Từ một chức vụ Tổng binh nhỏ
nhoi mà ngoi lên địa vị cao hơn nhờ khéo luồn lọt và cướp công kẻ khác.
Đọc Tiết Nhân Quý ta thấy được mong ước của người xưa là muốn có
một minh quân như vua Đường, có những tôi thần xuất sắc như Từ Mậu
Công… và châm biếm kẻ dốt nát như Huất Trì Cung.
Điểm tiến bộ của truyện là ít thần thánh hóa mà có nhiều tình tiết thực tế
hơn. Một vài chi tiết có vẻ thần thoại, nhưng đó là lẽ đương nhiên của xã
hội phong kiến Trung Hoa còn đè nặng và ước mơ của quần chúng thì bay
bổng.
“Tiết Cương phản đường”: Tiết gia vốn được coi là rường cột của Đại
Đường, liên tiếp 2 đời Đông chinh Tây phạt, công cán hiển hách. Nhưng