cho tôi. Cậu ấy đọc bộ “Hồng Lâu Mộng” rất nhanh, sau đó bĩu môi trả lại
cho tôi, biểu tình như kiểu nó chỉ có thế thôi sao. Cậu ấy lại lướt qua cuốn
“Tiết Nhân Quý chinh đông”, còn chưa xem xong đã trả lại cho tôi rồi. Từ
đó, toàn là tôi mượn sách của cậu ấy, còn cậu ấy thì chẳng có chút hứng thú
gì với bộ sách của tôi, cậu ấy đã vô tình dẫn đường cho tôi đến với những
tác phẩm văn học xuất sắc.
[2] Kinh Thi (tiếng Hán :
詩經 ; tiếng Anh : Classic of Poetry hoặc Book
of Odes, The odes) là một bộ tổng tập thơ ca vô danh của Trung Quốc, một
trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo. Các bài thơ trong Kinh Thi
được sáng tác trong khoảng thời gian năm trăm năm, từ đầu thời Tây Chu
đến giữa thời Xuân Thu, gồm 311 bài thơ. Kinh Thi chia làm ba bộ phận
lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá
phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả
thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời. Từ lĩnh vực dân gian, âm nhạc
được chuyển sang lĩnh vực thành văn rồi thành kinh tịch, Kinh Thi đã trải
qua quá trình sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn khá phức tạp.
Cậu ấy cho tôi mượn cuốn “Kinh thi” không có chút chú thích nào, tôi
đọc thật sự vất vả, rất nhiều chỗ đọc không hiểu gì, nhưng cậu ấy lại không
giải thích cho tôi, chỉ nói cho tôi, thơ văn không cần hiểu từng chữ từng
câu, chỉ cần nhớ kỹ nó, đến một ngày nào đó, trong một thời khắc nào đó,
dưới một cảnh tượng nào đó, ý nghĩa của nó có thể tự hiện ra. Tôi không
biết lời này là do bố cậu ấy nói cho, hay chỉ là cậu ấy lười giải thích mà lấy
đại một cớ.
Vì đọc vất vả lại không có chút thú vị gì, thế nên tôi sẽ không muốn đọc,
nhưng khi bạn Trần Kính kia nhàm chán với kiếp sống thần đồng, thì lại đi
tìm kiếm một thú tiêu khiển mới, đó chính là kiểm tra tôi. Cậu ấy thường
tùy ý nói ra một câu, muốn tôi đối câu tiếp theo; hoặc là cậu ấy tụng một
nửa, tôi ngâm nốt nửa sau. Nếu tôi đối được, vẻ mặt cậu ấy sẽ không sao c
đương nhiên phải như vậy mới đúng, còn nếu tôi không đối được, cậu ấy lại