THỜI NIÊN THIẾU KHÔNG THỂ QUAY LẠI ẤY - Trang 71

ngạc nhiên, kết quả trận đấu thường là tôi mới lẩm nhẩm được vào đoạn thì
cậu ấy đã nói cho tôi biết, mình có thể đọc thuộc cho tôi nghe rồi.

Tôi nghĩ mãi không ra, vì sao cậu ấy có thể đọc nhanh như vậy được.

Không nghĩ ra, tôi liền học hỏi mà không chút ngại ngần.

Trần Kính không trực tiếp trả lời vấn đề của tôi, mà là dùng giọng điệu

khinh thường của riêng mình nói ra một thành ngữ:

Trong miệng giáo viên, đọc nhanh như gió vẫn là nghĩa xấu, bị dùng để

trách móc học sinh lười học hành cho có lệ, nhưng Trần Kính nói đọc
nhanh như gió có từ “Bắc Tề thư • Hà Nam Khang Thư Vương Hiếu Du”,
nguyên văn là “Yêu thích văn học, đọc nhanh như gió, liếc mắt là xong”,
đó rõ ràng không có nghĩa xấu, mà là lời ca ngợi từ đầu đến đuôi, câu này
đã truyền lại một phương pháp đọc rất nhanh. [3]

[3] Bắc Tề thư là một sách lịch sử theo thể kỷ truyện trong 24 sách lịch

sử Trung Quốc (Nhị thập tứ sử) do Lý Bách Dược đời Đường viết và biên
soạn vào năm Trinh Quán thứ 3 (năm 629), đến năm Trinh Quán thứ 10
(năm 636) thì hoàn thành.

Tổng cộng có 50 quyển, bao gồm Bản kỷ 8 quyển, Liệt truyện 42 quyển,

không có Chí, Biểu, sách ghi chép lịch sử hưng thịnh và suy vong của Bắc
Tề và Đông Ngụy thời Nam Bắc Triều.

Cha Lý Bách Dược là Lý Đức Lâm, có viết bộ sử với tên gọi Bắc Tề sử

gồm 27 quyển, đến thời Tùy viết được 38 thiên thì không may lâm bệnh
qua đời, Lý Bách Dược căn cứ theo sách của cha và tham khảo thêm cuốn
Bắc Tề chí của Vương Thiệu mà hoàn thành bộ chính sử Bắc Tề thư, sách
không có phần truyện về các nước ở bên ngoài Trung Quốc.

Số lượng văn bản trong sách của Lý Bách Dược hiện chỉ còn 18 quyển,

các quyển 4, 13, 16-25, 41-45, 50 đến nay đều bị thất lạc, người đời sau lấy
từ bộ Bắc sử mà bổ sung thêm vào, tên gốc ban đầu của sách là Tề thư sau

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.