THÔN QUÊ LIỆT TRUYỆN - Trang 144

lặng lẽ và vĩ đại của những người khai thác và những người nuôi trồng…
Con số 2 triệu tấn tổng sản lượng năm 2000 này là cực kỳ ý nghĩa. Đó mới
là phần chìm của tảng băng. Các vị đã ra biển đánh cá bao giờ chưa?

Tôi bỗng nhớ tới câu ví “mò kim đáy biển”. Có lẽ nghĩ ra câu ví thâm

thuý này là những người đánh cá trên biển? Vâng, biển mênh mông và đa
phần chẳng bao giờ thơ mộng như các nhà thơ tưởng tượng. Biển dữ dội và
khắc nghiệt vô cùng. Lần đi biển ở đảo Phú Quốc năm 1986 và lần cùng
các nhà khoa học Viện nghiên cứu Thuỷ sản Hải Phòng, trên con tàu Biển
Đông vừa rồi, khiến tôi “hãi” biển đến suốt đời. Cả hai lần ấy, một lần trên
chiếc ghe của một người buôn lợn từ Hà Tiên ra Phú Quốc, một lần trên
con tàu nghiên cứu khoa học 1.500 mã lực, tôi đều say sóng và nôn ra cả
mật xanh, mật vàng. Sóng biển Phú Quốc tưởng như nhấn chìm chiếc ghe
bé xíu như chiếc vỏ trấu khi chúng tôi đang lênh đênh giữa quần đảo Hải
Tặc một đêm giông bão. Còn sóng biển Bạch Long Vĩ vừa rồi lại quăng
quật, văng tôi từ sàn tàu này qua phía bên kia.

Vậy mà những người đánh cá xa bờ mỗi năm có tới hai trăm ngày cực

nhọc trên biển như vậy. Bản báo cáo thành tích của Anh hùng lao động,
thuyền trưởng Nguyễn Thị Hồng, một thuyền trưởng nữ duy nhất của
ngành thuỷ sản trong vụ cứu mấy chục người trong trận bão Linđa 1997 đã
khiến mọi người thực sự xúc động và cảm phục. Mò kim đáy biển cũng khó
khăn gian khổ đến mức ấy là cùng. Ấy là chưa kể rất nhiều chuyến đi biển,
hàng vạn ngư dân vĩnh viễn không trở về…

Người nuôi thuỷ sản lại có cái cực nhọc khác. Con tôm sú giống ở Cà

Mau, ở Phú Yên giá có thể lên tới 5 triệu (1 con chừng 200 gram). Một ao
tôm có thẻ lời vài chục triệu, nhưng rủi ro cũng khôn lường. Rất nhiều gia
đình trắng tay, vì lũ, vì dịch bệnh… Trên vùng núi cao Sơn La, Lai Châu,
Hà Giang, tạo được một ao nuô cá, đưa được những con chép lai, rô phi,
mè Vinh,… lên thả đại trà như hôm nay, là những kỳ công sánh ngang với
Ngu công dời núi xưa. Không phải ngẫu nhiên mà con trai nhà văn tài danh
Nam Cao, giáo sư, tiến sĩ khoa học Trần Mai Thiên, tuổi 60, đầu đã bạc
trắng như cước, 40 năm, cuộc đời khoa học của ông chỉ gắn liền với con cá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.