Gia Luận để tạo ra một tuyến du lịch mới nối liền Cát Bà với đảo Tuần
Châu, Quảng Ninh hoàn thành, chắc chắn lượng du khách sẽ tăng lên nhiều.
Hình như Cát Bà đã nắm được chiếc chìa khoá vàng. Mùa du lịch năm
nay Cát Bà mở một lễ hội hoành tráng và tưng bừng nhất trong lịch sử phát
triển của mình, một lễ hội trùng hợp với kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ về
thăm đảo, ngày Hội truyền thống của ngành Thủy sản.
Chỗ cầu tầu giữa vịnh Tùng Vụng kia, hình ảnh Bác Hồ đứng nói chuyện
với bà con ngư dân đảo Cát Bà vãn còn như in trong tâm trí bao người.
Ngày đó Cát Bà chưa có du lịch. Cái xóm nghèo bao quanh vịnh biển còn
xơ xác lắm. Bác Hồ nói: “Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ”. Lời dạy
ấy, giờ trởi thành châm ngôn của ngành Thủy sản.
Đêm lễ hội chào mừng mùa du lịch và kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm
làng cá Cát Bà được phát sóng trên VTV1 cho cả nước vui với Cát Bà.
Cũng dịp này mấy chục thiếu nữ xinh đẹp Hải Phòng cũng tụ hội về đây để
bầu chọn người đẹp của thành phố biển. Du khách Tây, Tàu, Á, Âu cùng du
khách Việt Nam thức thâu đêm dọc những lều trại của thanh niên Hải
Phòng múa hát, uống rượu cần, giao lưu văn nghệ. Các nghệ nhân thiên
đăng từ Vĩnh Bảo được mời về Cát Bà để thả đèn trời, hoà với pháo bông,
pháo hoa rực sáng, huyền ảo cả một vùng biển.
- Ông thấy chưa, Cát Bà có khác chi một tiểu Hồng Kông?
Nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha, người quê gốc Hải Phòng, tác giả kịch bản
đêm lễ hội, sau khi kết thúc đêm hội rủ tôi cùng các nghệ sĩ Hồng Nhung,
Đăng Dương, Hồ Quỳnh Hương, Trần Bìnhlang thang xuống những lồng
bè cá ngoài vịnh ăn cháo cá song, rồi cao hứng chỉ lên dải đèn lung linh
như hàng ngàn chuỗi ngọc ven bờ và nói vậy.
Tôi cãi:
- Tôi lại nghĩ khác. Hồng Kông là kiệt tác của nhà trọc trời và siêu thị.
Còn Cát Bà là kiệt tác của thiên nhiên. Cát Bà nằm ở cửa ngõ đại kỳ quan
thế giới Hạ Long, càng có dáng vẻ một thiên đường. Nếu chúng ta có một
đề án quy hoạch tổng thể cho hòn đào thiên đường này, nếu chúng ta biết