Yến Lăng Vân kinh ngạc trả kiếm cho Bách Hoa cung chủ, nghiêm
mặt nói:
- Đây không phải là vật của tại hạ, vật mà tại hạ muốn thu hồi là thanh
Thái Âm thần kiếm làm mất ở thành Bình Giang hôm trước.
Lời của chàng là hoàn toàn đúng với sự thật. Không ngờ đối phương
vừa nghe xong lập tức chau mày buồn bã nhận lại thanh kiếm từ từ đáp
rằng:
- Đây không phải là vật tướng công làm mất vậy bản sơn còn có thần
vật thứ hai nào khác nữa.
Vừa nhận lại kiếm tức thì rút soạt thanh “Nam Ly minh hoả” ấy ra hai
mắt trợn tròn nhìn chàng quát hỏi:
- Yến tướng công, lẽ nào tướng công lại là môn hạ của Ngũ quỷ ở
Quát Thương Sơn hay sao?
Không biết vì lý do nào vị cô nương ấy hốt nhiên thái độ biến đổi hẳn.
Chàng vẫn không cải sắc cười nhạt:
- Tiểu sinh tuy không có tài năng gì nhưng cũng chưa đến nỗi phải hạ
thân kết đảng vũ với bọn lão tặc Quát Thương ấy.
Nhưng Lạc Hồng Châu có vẻ chưa tin, nàng hỏi tiếp:
- Nếu tướng công không phải là người của Huyền Âm phái, tại sao lại
có Thái Âm thần kiếm do Tri Phu Tử có đạo hiệu Thái Âm chân nhân nhà
họ Lạc ta, xin mau nói rõ.
Chẳng lẽ Bách Hoa cung nhân này lại là hậu duệ của Tri Phi Tử Lạc
Hoành Lữ? ( Tri Phi Tử vốn là tị tổ của Huyền Âm phái). Việc này quả là ra
khỏi tưởng tượng của Yến Lăng Vân. Nếu nữ nhân này đúng là hậu duệ của
Huyền Âm tổ sư tại sao chưa bao giờ chàng nghe Hàn Mai Xử Sĩ Lãnh
Như Thuỷ nhắc tới tên?
Bao nhiêu nghi vấn chồng chất trong lòng khiến chàng thẫn thờ đáp:
- Đó chỉ vì tiểu sinh vô ý mà có đó thôi.
Định thần đôi chút, chàng hỏi lại:
- Cứ theo tiểu sinh được biết truyền nhân của Tri Phi lão tiền bối chỉ
có một chi phái ở Quát Thương Sơn, nguồn gốc của cô nương tại sao trên
giang hồ chẳng ai hay biết?