Anh đã kiếm được đủ tiền để có thể về nghỉ hưu ở Monaco với Sharon, vợ
anh và cậu con trai Thomas khi anh mới 34 tuổi. Từ thiên đường với rất
nhiều những người giàu có từ khắp mọi nơi trên thế giới, Richard bắt đầu
tìm kiếm các cơ hội kiếm tiền bên ngoài sàn giao dịch. Thế là anh lần lượt
đầu tư vào tất cả các loại thị trường, từ tiền tệ, lãi suất đến đầu tư cổ phiếu ở
các công ty Công nghệ của nước Anh và vài năm sau thì đầu tư vào hơn 50
công ty mới thành lập.
Khi sụp đổ trong đợt đầu tư vào công ty công nghệ bắt đầu diễn ra năm
2000, Farleigh đã đầu tư vào lĩnh vực công nghệ được năm năm. Dù cũng bị
ảnh hưởng ít nhiều từ các khoản lỗ, nhưng những khoản lợi nhuận trước đó
đã giúp anh giảm thiểu được các tác động xấu và với sự hồi phục của thị
trường, một số công ty của anh đã được biết đến trên thị trường công nghệ
đã niêm yết ở Anh. Trong khi Richard theo đuổi các hoạt động đầu tư, một
cơ hội mới khác biệt hoàn toàn ở Home House đã mở ra trước mắt anh.
Công trình kiến trúc này đã từng là trụ sở của Đại sứ quán Pháp trong cuộc
cách mạng, nằm trong danh sách 100 di tích trên thế giới có nguy cơ bị tàn
phá. Ý tưởng của Richard là phục hồi tòa nhà và biến nó thành câu lạc bộ
của các thành viên đặc biệt.
Anh hài hước: “Thật là tuyệt vời khi một người Australia lại giúp bảo tồn
một trong những công trình lịch sử của Anh.”
Và rồi ý tưởng đã thành công. Câu lạc bộ đã nhanh chóng trở thành một
trong những điểm hấp dẫn nhất để gặp gỡ ở Luân Đôn, với những thành viên
là những tên tuổi nổi tiếng như Madonna và vô số các sự kiện đình đám như
bữa tiệc mừng các nghệ sĩ được giải thưởng “Brit Awards”. Dù Richard và
các đối tác của anh đã bán câu lạc bộ vào năm 2004, anh vẫn duy trì được
quan hệ thân thiết với nhiều nhân vật và qua lại câu lạc bộ này khá thường
xuyên.
Anh tiếp tục trở thành một nhà đầu tư năng động vào các công ty công nghệ
mới thành lập.