Có lần, khi đang ngồi trong một quán rượu ở Luân Đôn với vài giám đốc
ngân hàng, mọi người hỏi tôi về quan điểm của tôi về một thị trường, tôi trả
lời tôi đồng tình với các quan điểm của số đông các nhà đầu tư khác. Tôi
nhận ra nét mặt một anh chàng ngồi đó, anh ta đang nghĩ tôi là kẻ ngốc,
thậm chí có khi còn tệ hơn. Anh ta lấp lửng: “Tâm lí số đông thường không
đúng!”
Đương nhiên là tôi phản đối. Trên thực tế, nếu bạn muốn làm ăn lớn trên thị
trường, đôi khi bạn cần phải đầu tư theo số đông thì mới thành công đưỢC.
Như bạn biết đấy, tôi không tin rằng các chuyên gia trên phương tiện truyền
thông đại chúng có thể đoán định trước được giá cả thị trường. Mặc dù vậy,
tiếng nói của họ vẫn thể hiện được quan điểm chung của giới đầu tư dựa trên
các điều kiện cơ bản của thị trường. Sau một thời gian, động lực để bạn đầu
tư vào một phi vụ nào đó có lẽ sẽ trở nên rõ ràng và rất phổ biến. Thật ra khi
đã đến giai đoạn này thì bạn nên rót thêm Vốn đầu tư vào đó bởi cùng với sự
quan tâm đầu tư của số đông, giá cả thậm chí có thể còn tăng cao hơn nữa vì
chúng đã được đông đảo nhà đầu tư bàn tán và chú ý đến.
Phải mất một thời gian dài sau khi các nhân tố tạo nên xu hướng trở nên rõ
ràng và phổ biến thì các xu hướng lớn mới thực sự hình thành.
Đọt sụt giả những năm 1990 của thị trường chứng khoán Nhật Bản
Có một ví dụ rất hay minh họa cho nhận định này, đó là đợt sụt giá trên thị
trường chứng khoán Nhật Bản. Đầu năm 1990, chỉ số Nikkei' đang ở mức
gần 40.000 điểm và giảm mạnh xuống còn có 7.500 điểm vào năm 2003,
trước khi tăng trở lại mức 11.000 hiện nay. Điều khiến chúng ta ngạc nhiên
là ngay từ khi thị trường bắt đầu sụt giảm thì mọi người đều đã biết rất rõ
các nguyên nhân đẩy chỉ số này xuống rồi, trong đó nổi bật nhất là do khu
vực ngân hàng yếu kém và tình hình tăng trưởng kinh tế èo uột. Từ rất lâu,
thị trường đã biết đến các nhân tố này rồi.
Giá dầu tăng mạnh