người tạo thị trường. Giả thực hiện được xác định trên CƠ SỞ cạnh tranh
giữa những người tạo thị trường, người đầu tư chỉ cần lựa chọn mức giá
được coi là phù hợp (thay vì đặt lệnh giao dịch). Những người tạo thị trường
được hưởng phần chênh lệch (spread) giữa giá mua và giả bản trong các
giao dịch.
Quan điểm tổng quan của tôi về thị trường là lãi suất của Australia đang trên
đà tăng lên, và quả thực tôi đã đúng. Khi ấy là thời điểm đầu năm 1988 và
ngân hàng trung ương đang tiến hành đánh giá lại lãi suất. Vì lo sợ sẽ xảy ra
suy thoái đình trệ nên vài tháng sau khi xảy ra vụ đổ vỡ thị trường chứng
khoán hồi năm 1987, họ quyết định cắt giảm lãi suất.
Tuy nhiên, có một nghịch lý là nền kinh tế khi ấy đang phát triển mạnh và
bắt đầu có hiện tượng quá nóng. Bộ trưởng tài chính Paul Keating đã ví von
nền kinh tế như “li rượu champagne sắp vỡ tung.” Và rồi lãi suất lại tăng
lên.
Mức tăng chênh lệch không phải chỉ dừng lại ở con số 0,1%. Lần tăng này là
khởi đầu cho một xu hướng lớn, và kể từ tháng 3 năm 1988 đến tháng 6 năm
1989, lãi suất ngắn hạn đã tăng tới hàng trăm điểm, từ khoảng 11% lên hơn
18%. Tôi phán đoán được diễn biến này từ rất sớm. Không giống anh bạn
đồng nghiệp của tôi ở phòng giao dịch, tôi không vội vã rút vốn và lãi về
ngay khi có cơ hội. Ngược lại, tôi đầu tư thêm tiền vào đó. Tôi rất tin tưởng
rằng các điều kiện thị trường đang đẩy lãi suất lên cao hơn nữa và tôi không
muốn để tuột
mất cơ hội lần này. Vì vậy trong nhiều tháng trời, tôi liên tục gia tăng tích
lũy vốn vào khoản đầu tư đến mức có thể gây ra phần nào biến động trên thị
trường. Là một nhà đầu tư, thậm chí là một người muốn tận dụng cơ hội, tôi
muốn quy mô đầu tư của mình lớn hơn nữa. Vì tôi biết phải rất lâu nữa mới
xuất hiện cơ hội giá tăng lên tới mức như hiện nay. Cuối cùng, khoản đầu tư
đô la Australia của tôi đã trở thành một trong những thành công rực rỡ nhất,
trong đó chúng tôi thu được khoản lãi tới gần 20 triệu đô la. Vào thời điểm
đó, đây quả là một số tiền lớn đối với một ngân hàng nhỏ. Thắng lợi này là