được định giá quá cao và cần phải hạ thấp xuống.
Sự kiện này đã gây ra ảnh hưởng thật bất ngờ. Cùng với việc thị trường nhận
ra dấu hiệu chính thức” cho thấy đồng đô la đang yếu đi, việc các chính phủ
bán ra khoảng 10 tỷ đô la đã khiến cho đồng đô la sụt giá mạnh. Khoảng hai
năm sau đó, giá trị đồng đô la đã giảm một nửa so với các đồng tiền chủ yếu
khác. Đây quả là một thành công đáng kinh ngạc của chính phủ thông qua
chính sách can thiệp vào thị trường.
Tuy nhiên, thành công này chỉ là một ngoại lệ chứ không phải một quy luật.
Trên thực tế, quy mô thị trường thường rất lớn, không dễ dàng bị thao túng.
Nhìn chung các quốc gia trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều cố gắng khống chế
giá trị đồng tiền của họ bằng các biện pháp can thiệp vào thị trường. Có khi
họ muốn giảm giá một đồng tiền mạnh, nhưng thường thì họ muốn nâng giá
một đồng tiền yếu. Trong nhiều trường hợp, tỷ giá hối đoái giảm xuống có
thể bị xem là một dấu hiệu cho thấy sự bất ổn chính trị hay tinh hình kinh tế
ảm đạm của một quốc gia.
Vì thế, các chính phủ thường can thiệp vào thị trường với mục đích làm giá
cả biến động theo chiều hướng mong muốn. Họ mua và bán ồ ạt, thậm chí
còn thông báo rùm beng về các chính sách hay cam kết của mình. Ngay lập
tức, thị trường bị ảnh hưởng. Không khác gì một con cá mập ở bãi biển, họ
gây ra tình trạng hoảng loạn lan rộng trên thị trường. Các nhà đầu tư và các
phòng giao dịch tranh nhau điều chỉnh các giao dịch mua bán, còn giới
truyền thông sẽ dành ưu tiên hàng đầu cho việc đưa các tin này.
Cách đây vài năm, trong lúc chính phủ đang thực hiện các biện pháp can
thiệp vào thị trường thì tôi có ý tưởng nghiên cứu về những ảnh hưởng dài
hạn của sự can thiệp này. Chính phủ Úc khi ấy đang can thiệp mạnh mẽ vào
thị trường đồng đô la Úc và phòng giao dịch của chúng tôi cũng nhộn nhịp
hẳn lên. Nhìn bảng giá sáng trên màn hình, tôi băn khoăn không biết liệu
phản ứng thị trường có kéo dài mãi không. Quả thật, nghiên cứu sau đó của
tôi cho thấy, sau động thái can thiệp của chính phủ, các đồng tiền đang sụt