đậm chất Anh hơn cả nước Anh.” Các nghi lễ truyền thống ở đây được thực
hiện gần như tuyệt đối. Nhiều người dân địa phương thường xuyên ăn vận
trang phục quần soóc màu sáng kiểu Bermuda cùng với tất dài màu sáng.
Tuy nhiên, không phải ai ở đây cũng hài lòng với thực tại. Sự đa dạng về sắc
tộc giữa khoảng 60% người da màu với gần 40% người da trắng đã dấy lên
ít nhiều tranh chấp về lợi ích. Có lẽ đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa
khiến Bermuda khao khát giành lại độc lập từ Anh. Hiện nay, quốc gia này
là một thuộc địa của Anh với chính quyền tự trị. Hồi năm 1995 đã có một
cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề ly khai độc lập. Tuy thất bại nhưng kể từ đó
đến nay, lúc nào cũng thấy người ta có ý định tổ chức thêm một đợt thăm dò
ý kiến dân chúng nữa. Là một người Australia, tôi có thể hiểu được những
con người ở đây mong mỏi có được bản sắc riêng của mình và đỚC ao tự do
mãnh liệt đến thế nào. Tuy nhiên, độc lập không phải là thứ dễ dàng đạt
được. Dưới chế độ thuộc địa của Anh, Bermuda có một mức sống khá cao.
Dù không có tài nguyên thiên nhiên, dân cư thì thưa thớt chỉ khoảng 65.000
người và công nghiệp hầu như không phát triển nhưng thu nhập bình quân
đầu người của quốc gia này lại đúng vào hàng cao nhất thế giới. Đất đai và
nước ngọt cũng là những tài nguyên hiếm CÓ ở đây. Tuy nhiên, người dân
Bermuda rất biết tận dụng thế mạnh của mình phát triển hai ngành chủ chốt
là du lịch và dịch vụ tài chính.
" Tên chính thức là Quần đảo Bermuda hoặc Đảo Somers, là một lãnh thổ
hải ngoại của Anh.
Lợi thế so sánh của Bermuda
Đối với các dịch vụ tài chính như tái bảo hiểm và quản lý quỹ, quan hệ
chính thống với nước Anh đem lại một lợi thế so sánh rất lớn. Hàng tỉ đô la
vốn đầu tư đang được đổ vào những ngành này. Đối với các Công ty bảo
hiểm và quản lý quỹ, mối liên hệ với nước Anh quả là một thuận lợi. Nếu
mối quan hệ đặc biệt này không còn, chắc hẳn nhiều nhà đầu tư sẽ tính đến
chuyện rời bỏ Bermuda. Dù điều này sẽ giúp làm giảm áp lực tăng giả đối
với thị trường nhà ở, nhưng thị trường lao động sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng.