màu đỏ chính là ruby). Nhưng đá sapphire chưa cắt gọt trống không được
đẹp lắm. Trông chúng như những mẩu thủy tinh vụn không có các góc sắc
cạnh.
Tám năm sau, tôi vẫn không biết làm gì với đống đá này cả. Thật chẳng dễ
dàng gì vì chúng đang ở Mỹ còn tôi lại ở châu Âu. Chỉ đi thăm chúng thôi
cũng là cả một khó khăn lớn rồi. Nhưng vấn đề nan giải nhất khi ấy là dường
như chẳng có thị trường nào cho một lượng lớn đá sapphire chưa qua xử lí
như vậy. Theo như những gì tôi được biết thì hầu như người ta chỉ mua bán
sapphire với một lượng rất nhỏ. Việc kinh doanh loại đá này diễn ra rất
nhiều ở Bangkok với nhiều nghề dạn dày kinh nghiệm trong nghề, nhưng
mỗi lần họ mua đi bán lại một lượng cũng chẳng đáng là bao. Hơn nữa, họ
chỉ sử dụng những chiếc lò nung nhỏ xíu và xử lý mỗi lần có một hoặc hai
viên sapphire trong một quy trình kéo dài tới cả đêm. Tôi không thể nào
tưởng tượng được cái cảnh tôi lặn lội đến Bangkok với số sapphire nặng gấp
đôi thậm chí gấp ba trọng lượng cơ thể mình để cố gắng bán lại chúng hay
thuê công ty nào đó tiến hành công đoạn nung nóng đá. Tôi nghĩ có khi các
nhà kinh doanh đá sapphire ở đây có thể đem lại cho tôi cơ hội nào đó
chăng? Bấy giờ tôi cố gắng đi tìm hiểu để ít nhất cũng biết được liệu chỗ đá
sapphire đó đáng giá chừng nào, và đã sắp xếp được một cuộc gặp ở
Michigan với một chuyên gia đến từ Los Angeles. Với chi phí 10.000 đô la,
ông ta đã ước tính giùm tôi đống sapphire này trị giá từ 300.000 đến 3 triệu
đô la. Nghe thấy thế, mắt tôi sáng lên. Tôi vẫn không nghĩ là chúng lại đáng
giá đến thế. Theo ông ta thì những viên sapphire này trông sẽ lấp lánh tuyệt
đẹp như những viên đá thả trong một bể cá lớn.
Trong trường hợp này, có lẽ bạn sẽ cho rằng đây là một phi vụ đầu tư sai
lầm.
Tôi đang nhắc lại vụ kinh doanh sapphire của mình như một ví dụ minh họa
rõ ràng cho việc tôi đầu tư không theo lợi thế so sánh sẵn có. Hồi ấy tôi mới
chỉ thu được vài khoản lời lãi từ các vụ đầu tư vào các công ty nhỏ. Tôi đã
đúng khi nhận định về tình hình thị phần và coi lĩnh vực công nghệ có vai