Có một thời gian cô làm cho New York Times ở bộ phận bán hàng và có
thu nhập tốt những cô vẫn thấy như thế chưa xứng đáng với những gì cô
đóng góp.
Cô nhớ lại: “Tôi đọc được về những đứa trẻ đi học nhưng không có
những kỹ năng đọc viết cơ bản, thậm chí mù chữ. Tôi nghĩ nếu đúng vậy,
thì đây quả là một tội ác.” Cô chuyển đến bờ Tây, làm trợ lý quản lý ở
Xerox và trở lại trường đại học để lấy bằng thạc sỹ. Ước muốn của cô khi
đó là trở thành giáo viên. “Tôi quyết định phải kiếm được 25 nghìn đô-la và
làm điều gì đó thực sự quan trọng.”
LỚP HỌC TỪ ĐỊA NGỤC
Khi Johnson hoàn thành chương trình thạc sỹ, cô xin thực tập tại trường
Trung học Parkmont ở Belmont, bang California, đó là một thị trấn nằm ở
phía Nam San Fransico thuộc hạt San Mateo. Lớp học của cô rất giống
những gì được mô tả trong phim.
Johnson nói: “Ban giám hiệu đã không cho tôi biết về việc một giáo viên
đã phải bỏ dạy vì những học sinh này. Ngày đầu tiên tôi nhận lớp, chúng rất
vô kỷ luật. Chúng cư xử như không có mặt tôi ở đấy.” Ngày hôm sau, cô
đến lớp với một quyết tâm lớn. “Tôi bảo với chúng rằng tôi không muốn
nghỉ hưu vì tôi còn quá trẻ và cũng không muốn bỏ việc vì cuộc sống của
tôi thiếu thốn.”
Cô nhanh chóng làm mọi việc để khiến chúng cảm thấy gần gũi hơn.
“Tôi đã cố gắng sử dụng sự hài hước thay cho những lời đe dọa.” Johnson
giải thích. “Đôi khi tôi còn cúi xuống và nói ‘Các em đừng để cô phải năn
nỉ nhé. Như thế thật không hay.’ Những điều như thế làm bọn trẻ buồn
cười, và khi bạn cười với cô giáo, bạn không còn là một học sinh bướng
bỉnh nữa phải không?”
Nhưng quan trọng hơn, niềm tin của cô vào học sinh đã thu phục được
chúng. Cô đã thể hiện điều đó ngay từ buổi học đầu tiên – khi cô chơi trò
“ảo thuật với những quân bài”. Cô chia những miếng bìa được sắp xếp theo
thứ tự cho học sinh để chúng viết tên, địa chỉ, số điện thoại và các thông tin