Tôi dường như luôn nói những điều không đúng?
Nếu câu trả lời của bạn cho một số câu hỏi này là có, bạn có thể là một
kẻ rắc rối. Nếu đúng là như vậy, hãy nhớ nguyên tắc về những chiếc hố.
Khi bạn đã ở trong một chiếc hố, đừng đào tiếp.
Điều đầu tiên bạn phải làm là chấp nhận việc mình là kẻ rắc rối. Điều thứ
hai bạn phải mong muốn thay đổi cách sống của mình. Bạn không thể
giống bà Mohler bị xét xử vì tội giết người chồng thứ ba. Một luật sư hỏi
bà: “Chuyện gì đã xảy ra với người chồng đầu tiên của bà?”
“Ông ấy chết vì bị ngộ độc nấm,” bà Mohler nói.
“Thế còn người chồng thứ hai?” Luật sư hỏi.
“Vì bị ngộ độc nấm,” bà Mohler nói.
“Ồ,” luật sư hỏi. “Thế còn người chồng thứ ba của bà?”
Bà Mohler trả lời: “Ông ấy chết vì bị chấn động não.”
Luật sư hỏi: “Chuyện đó xảy ra như thế nào?”
Bà Mohler trả lời: “Ông ấy không có thói quen ăn nấm.”
Thay đổi không phải là việc dễ dàng và không phải thói quen xấu nào
cũng có thể sửa chữa nhanh chóng. Neil Anderson, tác giả của cuốn Victory
Over the Darknes (Chinh phục bóng tối), nói:
Các cuộc nghiên cứu cho thấy, ở hầu hết các gia đình, trung bình trẻ em
thường nhận được một lời khen ngợi kèm mười lời chỉ trích. Môi trường
giáo dục chỉ tốt hơn một chút, một câu nói tích cực sẽ kèm theo bảy câu nói
tiêu cực mà học sinh tiếp nhận được từ giáo viên. Chính vì lý do này mà
nhiều trẻ em khi trưởng thành luôn cảm thấy mình là kẻ thất bại. Cha mẹ và
thầy cô truyền đạt cách tiếp nhận như vậy hàng ngày qua cách họ nói
chuyện với các em. Cuộc nghiên cứu này còn cho thấy cần phải có bốn câu
nói tích cực mới có thể bác bỏ một câu nói tiêu cực.
Hãy sử dụng những câu hỏi THINK trước khi bạn nói và yêu cầu mọi
người nhận xét về thái độ và hành động của bạn. Không ai mãi là kẻ rắc rối.