họ không được chào đón.” Betty không thể thay đổi. Cô tiếp tục để mọi
người đến và đổ những sọt rác cảm xúc vào lòng cô.
NẾU BẠN LÀ KẺ RẮC RỐI?
Vậy bạn sẽ làm gì nếu bạn gặp một kẻ rắc rối, người luôn tìm kiếm, gây
ra và phát tán các rắc rối? Hãy xem xét những lời khuyên dưới đây:
Phản ứng bằng những lời phê bình tích cực
Khi một người sống tiêu cực cố gắng dội vấn đề của họ vào người bạn,
hãy phản ứng tích cực. Nếu bạn bình luận về tình huống, hãy nhìn vào mặt
tích cực của sự việc. Nếu bình luận về một người, hãy chỉ ra những điểm
tốt của người đó.
Thể hiện sự quan tâm đối với người bị chỉ trích
Bất cứ khi nào một người có động cơ bị chỉ trích, điều tốt nhất cho anh ta
là một sự suy xét chín chắn và đánh giá bao dung. Không ai có thể đoán
được bụng dạ người khác vì chỉ có Chúa mới có thể phán xét. Tin tưởng và
bày tỏ niềm tin vào những điều tốt đẹp nhất ở người khác.
Khuyến khích tìm cách giải quyết
Bất cứ khi nào ai đó kể cho bạn nghe rắc rối họ gặp phải với người khác
– mà không trực tiếp đề cập đến người kia –là anh ta đang ngồi lê đôi
mách. Nếu bạn lắng nghe, bạn cũng như vậy.
Cách giải quyết tốt nhất với các câu chuyện phiếm là yêu cầu người phàn
nàn kia nói chuyện với chính đối tượng anh ta đang gặp rắc rối. Khuyến
khích anh ta nói trực tiếp và làm sáng tỏ sự việc. Nếu lần sau anh ta lại đề
cập với bạn về vấn đề đó, hãy hỏi thẳng anh ta: “Anh đã nói chuyện với anh
ấy về vấn đề này chưa?” Nếu câu trả lời là chưa, hãy từ chối thảo luận với
anh ta.
Yêu cầu kẻ rắc rối suy nghĩ kỹ trước khi nói
Không phải ai cũng có thái độ tích cực trước những đề nghị của bạn.
Nhưng nếu bạn có mối quan hệ khăng khít với người đó hoặc là người quản