những người không tin vào bản thân sẽ không bao giờ thành công và cản
trở những người khác thành công.
Khi mới làm mục sư, tôi thường làm công việc cứu rỗi các con chiên
nhưng rồi tôi để các mục sư khác làm việc đó vì tôi không thấy thích thú
với công việc này. Kinh nghiệm của tôi cũng đủ để tôi thấy những cặp vợ
chồng hay gây tổn thương cho nhau thường là một người làm tổn thương
người khác và người kia sẽ nhẫn nhịn chịu đựng. Điều này lặp đi lặp lại và
cuối cùng người nhẫn nhịn nhiều nhất là người phản ứng quyết liệt và gây
tổn thương cho người kia nhiều nhất.
3. Người gây tổn thương người khác dễ bị người khác làm tổn
thương
Những người gây ra tổn thương không chỉ làm tổn thương người khác
mà còn dễ bị người khác làm tổn thương. Kevin Myers là một người như
thế. Nếu bị một mảnh sành vào tay, anh ấy sẽ cứ để như thế cho đến khi
ngón tay sưng phồng lên và bị nhiễm trùng. Rồi nếu ai đó vô tình chạm
phải ngón tay đau của mình, anh ấy sẽ hét lên: “Anh làm tôi đau.” Vấn đề
không phải do người ta tình cờ chạm vào tay anh ấy mà là do anh ấy không
chịu băng bó vết thương.
Nỗi đau tinh thần cũng vậy. Người hay gây tổn thương thường phản ứng
thái quá, làm vấn đề trở nên nặng nề và che chở bản thân một cách không
hợp lý. Họ cũng áp đặt người khác tức là họ kiểm soát các mối quan hệ.
Đây là trường hợp của Tom. Vết thương cũ của Tom là mâu thuẫn với vị
mục sư trước chưa được giải quyết. Tom không muốn nhổ bỏ “mảnh sành”
để vết thương có thể lành. Vì nỗi đau vẫn dai dẳng, Tom không cho phép
mối quan hệ của chúng tôi phát triển trong suốt bảy năm. Các mối quan hệ
luôn bị cản trở bởi những người có đời sống không lành mạnh.
Khi bạn giao tiếp với người khác, hãy nhớ điều này: bất cứ khi nào phản
ứng của ai đó nghiêm trọng hơn bản thân sự việc thì phản ứng đó có thể
nảy sinh từ một vấn đề khác.