4. Người gây tổn thương cho người khác thường làm tổn thương
chính họ
Có một câu chuyện hài như sau: một “anh chàng biết tuốt” rất thích lên
lớp bạn bè khi đợi tàu đi làm mỗi sáng và mỗi khi nói, anh ta luôn chỉ ngón
tay vào ngực bạn. Hành động này khiến bạn của anh ta rất khó chịu và
quyết định phải chấm dứt thói quen này của “anh chàng biết tuốt”.
Ngày hôm sau trên đường đến sân ga, anh bạn này gặp một người bạn
thứ ba và nói: “Tôi phát chán cái trò anh ta lên lớp tôi và huých tay vào
ngực tôi. Hôm nay tôi sẽ khiến anh ta phải thôi cái trò ấy đi.”
“Anh sẽ làm như thế nào?” Cậu bạn thân hỏi.
Anh bạn đó mở chiếc áo khoác của mình ra để lộ ba thỏi chất nổ được
cột vào ngực. “Hôm nay nếu anh ta còn chỉ trỏ, anh ta sẽ phải rụt tay lại.”
Anh bạn nói và nở một nụ cười.
Những người làm tổn thương người khác thường như vậy. Họ có thể làm
tổn thương người khác nhưng người bị thương tổn sâu sắc nhất lại chính là
họ. Nhà thơ George Herbert nói: “Những ai không thể tha thứ cho người
khác đã tự phá hủy chiếc cầu mà bản thân anh ấy cần để vượt qua.”
ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI HAY LÀM NGƯỜI KHÁC TỔN
THƯƠNG
Nhà văn Glenn Clark khuyên: “Nếu bạn muốn đi du lịch được xa và
nhanh, hãy mang thật nhẹ. Hãy để lại lòng đố kị, sự ghen tị, sự thiếu khoan
dung, tính ích kỷ và những giọt nước mắt.” Những ai không thể vượt qua
được những tổn thương họ đã gặp phải sẽ không thể làm được điều đó. Kết
quả, họ hành động và phản ứng khác với những người sống lành mạnh.
Những người sống lành mạnh… Những người hay gây tổn thương…
Sẵn sàng thay đổi.
Không sẵn sàng thay đổi.
Sẵn sàng chấp nhận thất bại.
Không sẵn sàng chấp nhận thất bại.
Sẵn sàng thảo luận.
Không sẵn sàng thảo luận.
Sẵn sàng học hỏi từ người khác.
Không sẵn sàng học hỏi từ người khác.