Nếu bạn muốn tiếp cận mềm mỏng hơn với người khác, hãy nhớ những
lời khuyên sau:
Để quá khứ là quá khứ
Hai người đàn ông ngồi phàn nàn về vợ của mình: “Khi chúng tôi cãi
nhau, vợ tôi thường lôi những chuyện xưa cũ ra.” Người đàn ông thứ nhất
nói.
Người bạn đáp lại: “Ý anh nói là chị ấy bị quá kích động à?”
“Không”, người đầu tiên trả lời, “Tôi nói là cô ấy trở thành người hoài
cổ. Cô ấy nhắc lại mọi điều sai trái tôi từng làm.”
Giải quyết vấn đề khi nó nảy sinh và khi đã giải quyết xong thì không
nhắc lại. Nếu bạn nhắc lại điều đó, có nghĩa là bạn đang coi người khác như
chiếc đinh.
Hãy tự hỏi phản ứng của bạn có phải là một phần của rắc rối
không?
Như đã nói ở Nguyên tắc Tổn thương, khi phản ứng của một người nặng
nề hơn bản thân sự việc, nguyên nhân có thể do vấn đề khác. Không nên
quan trọng hóa vấn đề bằng cách phản ứng thái quá.
Hãy nhớ hành động được ghi nhớ lâu hơn lời nói
Nếu bạn từng học qua trung học hay đại học, bạn có thể nhớ được những
lời đọc trong bài diễn văn tại lễ phát bằng tốt nghiệp không? Nếu bạn đã
kết hôn, bạn có thể thuật lại lời tuyên thệ của mình trong lễ thành hôn? Tôi
đoán câu trả lời cho cả hai câu hỏi trên là không. Nhưng tôi dám cược rằng
bạn nhớ mình đã lập gia đình và đã nhận bằng tốt nghiệp. Cách bạn đối xử
với người khác sẽ lưu lại với họ lâu hơn những lời bạn nói. Vì thế hãy chú
ý đến hành động của mình.
Đừng để sự việc xảy ra lấn át mối quan hệ
Tôi tin rằng nếu không đặt mối quan hệ của mình với Magaret quan
trọng hơn việc chứng minh mình luôn đúng, chúng tôi khó có thể duy trì
mối quan hệ vợ chồng đến hôm nay. Các mối quan hệ được xây dựng dựa