of negotiation”. Giữa một rừng thông tin như vậy, cuốn Thuật đàm
phán mà bạn đang cầm trên tay có thể giúp ích gì cho bạn?
Với cuốn sách này, một lần nữa chúng ta lại được nhắc nhở
rằng “Mọi thứ đều có thể thương lượng”, hãy đừng để bị vướng vào
những tình huống khó xử. Một trong những trở ngại lớn nhất cản
trở bạn thành công hơn, hạnh phúc hơn chính là tính thụ động và cả
nể. Người thụ động chỉ đơn giản chấp nhận hiện trạng bởi họ thường
cảm thấy không thể xoay chuyển được tình thế. Trong khi đó, người
chủ động có thể nhìn thấy cơ hội và có thể thay đổi tình hình để có
lợi hơn cho bản thân họ, quan trọng hơn, thông qua việc sử dụng nghệ
thuật đàm phán, họ có thể xoay chuyển tình thế để có lợi hơn cho cả
hai bên trong cuộc đàm phán.
Với lối vào đề như vậy, Brian Tracy đã từng bước chia sẻ và
hướng dẫn cho bạn những bí quyết để đàm phán thành công như 6
phương pháp đàm phán, các cách sử dụng lợi thế trong đàm phán,
tác động của cảm xúc lên đàm phán… Một điều tối quan trọng
trong đàm phán là chúng ta phải hiểu bản thân muốn gì. Thật ngạc
nhiên khi có rất nhiều người bước chân vào một cuộc đàm phán mà
không biết chính xác điều mình muốn đạt được là gì. Do vậy, hãy
lưu ý, chuẩn bị là yếu tố cốt yếu trong quá trình đàm phán.
Cuốn sách không chỉ bao gồm đơn thuần những lý thuyết
suông mà bạn còn có thể thực hành theo để có được cuộc đàm phán
hiệu quả. Những ý tưởng cụ thể trong nhiều chương sách sẽ cung
cấp cho bạn các thông tin mà bạn có thể áp dụng ngay lập tức để có
được cuộc đàm phán hiệu quả. Một trong những ý tưởng mà Brian
Tracy đưa ra là “Con người thường hướng đến sự công bằng trong
tương tác với người khác. Điều này có nghĩa là khi bạn làm điều gì
đó cho tôi, tôi sẽ cảm thấy có nghĩa vụ phải đáp lại, làm cho bạn một
việc có giá trị ngang bằng hoặc lớn hơn.” Áp dụng ý tưởng này, bất
cứ khi nào bạn làm một việc tốt đẹp cho người khác, dù là giữ chỗ