thân, đối với người khác cũng có chút khắt khe.”
A: “Trước đây, khi chưa hiểu về cung Hoàng đạo, tớ không như vậy. Trước đây, tớ thuộc tuýp
qua loa đại khái, sau khi tìm hiểu về cung Hoàng đạo, tính cách ngày càng giống những gì nói
về cung Xử Nữ.”
B: “Đúng vậy. Có thể nói từ nhỏ tới lớn con người có hai cung Hoàng đạo. Lúc nhỏ có một
cung, đợi đến khi chúng ta dần lớn lên, muốn thay đổi sẽ có một cung khác, đó là xét từ góc độ
tâm lý.”
A: “Tớ có cảm giác cậu biết quá nhiều thứ! Cậu là một người giàu tình cảm, nhưng thực ra cậu
không giỏi ăn nói, điều đó sẽ khiến người khác hiểu lầm cậu là người thờ ơ lạnh nhạt.”
B: “Không ngờ cậu lại biết cách quan sát lòng người!”
A: “Không, tớ chỉ nói ra cảm giác khi mới quen biết cậu.”
Thực ra, bạn cũng không chắc chắn mình nói đúng hay không, đây chỉ là một kỹ năng trong
thuật đọc nguội, khi không thể xác định, hãy thử nghiệm từ hai mặt đối lập, chắc chắn không
sai.
Chỉ cần bạn giỏi biến đổi và sử dụng, cú pháp câu như vậy chắc chắn sẽ phát huy sức hấp dẫn
mê hồn trong cuộc sống, giúp bạn nhanh chóng nâng cao chất lượng giao tiếp xã hội.
Giả sử một người phần lớn thời gian đều tích cực, lạc quan, chỉ cần nói ra điều trái ngược với
biểu hiện bề ngoài, ngay lập tức có thể đánh trúng tâm lý đối phương, ví dụ hãy nói như dưới
đây là được:
“Bạn luôn giữ thái độ sống tích cực với những người xung quanh, nhiệt tình cởi mở (tích cực),
đôi khi cũng cảm thấy buồn phiền vì lòng tốt không được đền đáp xứng đáng (tiêu cực).”
“Đôi khi rất lạc quan, vô cùng tự tin, chung sống hòa hợp với người khác (tích cực), đôi khi
rất bi quan, lo lắng, bất an, không thân thiện với mọi người (tiêu cực).”
“Nhìn bề ngoài có vẻ rất kiên cường (tích cực), nhưng trong lòng đôi lúc cũng cảm thấy yếu