..............
Người bắt chuyện: (khi nhân viên phục vụ chuẩn bị rời đi) “Tôi cược rằng cô sẽ quay lại rất
nhanh thôi, vì ánh mắt của cô cho tôi biết điều đó.”
Nhân viên phục vụ: (Tươi cười) “Đúng, tôi không thể cưỡng lại.”
Đến đây, khi đã bắt chuyện được thì sự phát triển giao tiếp sẽ thông qua các bước tiếp theo.
Tóm lại, trong quá trình bắt chuyện, chúng ta cần nhanh chóng xây dựng mối liên hệ với đối
phương, đồng thời dẫn dắt tới chủ đề trò chuyện tiếp sau đó, điều này vô cùng quan trọng.
Quy luật ba giây
Quy luật ba giây, nghĩa là khi thấy đối phương, mục tiêu đặt ra là cần phải “ra tay” trong vòng
ba giây. Làm như vậy nhằm giúp người bắt chuyện không cho đối phương thời gian suy nghĩ,
nhân cơ hội đó để đạt được mục đích.
Phương pháp này phù hợp hơn với người mới vào nghề, bởi vì người mới vào nghề thường
không nắm được chủ ý, chần chừ không dám hành động. Đối với người mới, giây đầu tiên trong
đầu xuất hiện hưng phấn muốn bắt chuyện, giây thứ hai trong đầu xuất hiện nhiều âm thanh phản
đối, sau đó dùng một giây nữa để hạ quyết tâm, lại bắt đầu nghĩ nên mở lời ra sao, nói gì với
đối phương. Vậy là vài phút trôi qua. Chần chừ, do dự sẽ có ảnh hưởng tiêu cực, khiến việc
bắt chuyện thất bại.
- Cơ hội trôi qua rất nhanh, bạn nghĩ xong, người ta đã đi mất.
- Nghĩ càng nhiều, do dự càng nhiều, sợ hãi càng nhiều, căng thẳng càng nhiều, cuối cùng có
thể sẽ từ bỏ.
- Cho dù cuối cùng bạn chiến thắng bản thân, nhưng do tác động của nhiều loại tâm lý tiêu cực,
biểu cảm và động tác của bạn khi bắt chuyện sẽ trở nên không tự nhiên, dẫn tới thất bại.
- Thái độ chần chừ, do dự của bạn sẽ bị đối phương để ý, nhận ra một cách có ý thức hoặc vô
thức rằng, bạn là người nhát gan, dễ xấu hổ, ngại ngùng.