điểm này có thể biết, khi tìm kiếm chủ đề chung, chúng ta có thể thông qua việc hỏi vấn đề mở
để đối phương chủ động nói ra.
Vấn đề mở có thể khiến người trong cuộc tiến hành miêu tả chi tiết về sự việc, hơn nữa họ sẽ
tự động chuyển hướng chú ý. Ngược lại, vấn đề khép kín, bó hẹp sẽ khiến người trong cuộc trả
lời bằng vài từ giản đơn như “đúng vậy,” “uhm, phải.”
Ví dụ, khi đáp lại câu nói của đối phương “Gần đây, tớ rất bực mình với thằng bạn,” dùng vấn
đề mở “Nói cụ thể hơn, người ta đã làm gì khiến cậu cảm thấy như vậy” sẽ hiệu quả hơn vấn
đề khép kín “Vậy sao, hãy nói cho anh ta biết cậu cảm thấy như thế nào.”
Đó là vì vấn đề mở có thể dẫn dắt đối phương trò chuyện. Chúng ta sẽ nghe được nhiều thông
tin hơn từ câu trả lời của đối phương, hơn nữa có thể thắp lên “tia lửa mới,” khơi gợi chủ đề
trò chuyện.
Vấn đề khép kín lại trái ngược, câu trả lời đơn giản của đối phương sẽ khiến bầu không khí
lắng xuống.
“Đôi khi, cậu cũng thích đi công viên một mình phải không?”
“Đúng!”
“Vậy cậu sẽ ở đó rất lâu đúng không?”
“Uhm, đúng vậy.”
“Ồ, đúng rồi, vậy bình thường cậu đến công viên lúc mấy giờ?”
“Uhm, khoảng gần năm giờ.”
Nếu sau đó, chúng ta thay bằng vấn đề mở để tiến hành trò chuyện, hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều,
cũng dễ dàng chuyển sự chú ý của cuộc trò chuyện sang vấn đề mà đối phương cảm thấy hứng
thú.
“Năm giờ vẫn còn sớm quá, vậy khi đến công viên cậu sẽ làm những gì? Không phải ngồi trơ
như phỗng trên ghế đá đấy chứ?”