thử đôi mắt của bạn.
xxx
Hai vạch đen trong hình vẽ có uốn lượn không?
xxx
Vòng tròn màu đen ở bên trái lớn hơn vòng tròn màu đen ở bên phải sao?
Cả hai đáp án của hình 1 – 1 đều là phủ định. Nếu không tin bạn có thể đo đạc lại. Bây giờ,
bạn còn tin vào mắt mình nữa không?
Tâm lý học cho rằng con người đều có một hệ thống nhận biết của riêng mình, thông qua hệ
thống này, con người tiến hành xử lý thông tin và đưa ra phản ứng trước những biến đổi và đặc
trưng của sự việc khách quan. Rất nhiều sự việc trước tiên phải thông qua sự chuyển động cảm
quan của chúng ta mới tới được não bộ, đôi khi chỉ là trong nháy mắt, não bộ của chúng ta có
thể bị thông tin cảm quan đánh lừa, sinh ra một hiện tượng bề mặt.
Khi nhà ảo thuật biểu diễn tiết mục “làm cho đồng tiền xu biến mất,” chúng ta rõ ràng nhìn thấy
một đồng xu được tung vào khoảng không, đợi đến khi nhà ảo thuật tiếp tục tung lần nữa, chúng
ta cùng ngước lên khoảng không, đầy kinh ngạc vì phát hiện đồng tiền xu đã biến mất.
Thật sự biến mất sao? Thực ra do biểu tượng thị giác của chúng ta đã bị sai lệch, “bị chính
bản thân mình đánh lừa.” Khi chúng ta đang chăm chú quan sát động tác của nhà ảo thuật, khi
anh ta giơ tay, ngẩng đầu lên, chúng ta cũng phối hợp với nhà ảo thuật để làm động tác tương
tự. Nhưng đằng sau động tác này, nhà ảo thuật lại âm thầm giấu đồng tiền xu vào lòng bàn tay.
Nếu như chúng ta không làm động tác tương tự thì sao? Không ngước nhìn thì sao? Màn ảo
thuật sẽ không đạt hiệu quả.
Hiện tượng bề mặt này chính là kỹ năng được nhà ảo thuật sử dụng. Trong cuộc sống bạn cũng
từng gặp hiện tượng bề mặt của nhận thức, được người khác sử dụng nhiều tới mức đề phòng
không xuể.