lắm rồi thì phải” chứng minh chất lượng quan hệ xã hội của bạn đã được nâng lên. Cách đặt
câu hỏi khéo léo như vậy, chắc chắn là chiêu thức cơ bản của cao thủ đọc nguội.
Một cao thủ quan hệ xã hội, không những có thể bắt chuyện với người khác như ví dụ kể trên,
mà khi từ chối một người cũng có thể không để mất lòng:
A: “Tiểu Bạch à, ngại quá, bạn có thể thay tớ đi dự Hội nghị liên hiệp hữu nghị vào hôm nay
không?”
B: “Được thôi, nhưng trước tiên, tớ phải làm hết việc của mình thì mới đi được.”
A: “Ồ, xem ra bạn rất bận, thôi được rồi, tớ sẽ nhờ người khác vậy.”
Ngôn ngữ đọc nguội vốn đơn giản như vậy, vừa gìn giữ được hình ảnh tốt đẹp, vừa từ chối đối
phương thản nhiên như không.
Những người sử dụng thuật đọc nguội hiểu nguyên tắc này, nếu bạn muốn từ chối đối phương,
nhất định không được từ chối trực tiếp, mà phải khéo léo sử dụng một số từ chuyển tiếp như:
“có điều,” “nhưng mà,” “cho dù,”… có thể đạt hiệu quả như dự kiến. Bí mật của cách nói như
vậy nằm ở chỗ thông tin mà não bộ đối phương nhận được là: Ồ, anh ấy phải làm xong việc
trước rồi mới đi được, chứ không phải là không muốn giúp đỡ mình.
Tình yêu cũng cần kỹ năng đọc nguội
Bạn có biết tại sao hai vật phẩm pha lê và thủy tinh có thành phần hóa học giống nhau, nhưng
giá trị lại chênh lệch tới hàng trăm lần? Có người nói, tình yêu cũng giống như hai vật này,
hoặc là khiến bạn giống như thủy tinh, chỉ cần sơ sểnh là vỡ vụn thành nghìn mảnh; hoặc là
khiến bạn xinh đẹp sáng láng như pha lê, đạt được niềm hạnh phúc sau cuối. Như vậy, trong
tình trường, rốt cuộc nên đối diện với thái độ ra sao:
Nam: “Nhìn em có vẻ không vui, nếu có thể, hãy nói với anh.”
Nữ: “Chỉ là đang em đang thấy bối rối, không biết nên làm thế nào. Bây giờ, em đang đứng
trước ba sự lựa chọn, đầu tiên là bạn trai đang làm việc tại nước ngoài, lương 50 nghìn
tệ/năm; một người khác là bạn học cùng đại học, đang học cao học, người nhà em nói còn phải