Kẻ lừa gạt chính là bạn
Những câu nói đơn giản cũng có thể không đơn giản. Nói không chừng, chính từ một câu nói
đơn giản, “tiết lộ thiên cơ” cũng khiến người khác phải xoay như chong chóng.
Chúng ta hãy xem ví dụ dưới đây:
Người thăm dò: “Nghe nói gần đây sếp tổng muốn cắt giảm biên chế, anh có biết không?”
Người trả lời thứ nhất: “Thật sao? Sao lại đột ngột như vậy? Còn chưa nghe phong thanh cơ
mà.”
Người trả lời thứ hai: “Không thể nào, sao nhanh vậy?”
Nghe hai câu trả lời này, bạn phản ứng ra sao? Đối với câu trả lời thứ nhất, rõ ràng không nắm
được tình hình, là phản ứng thông thường, cũng không khiến người khác nghi ngờ. Còn câu trả
lời thứ hai lại khiến người khác phỏng đoán: “Nói như vậy có nghĩa anh biết chuyện này rồi
sao?” có lẽ “Chuyện này sẽ không liên quan gì tới anh?”
Người đọc nguội chỉ cần buột miệng hỏi, ngay lập tức có hiệu quả. Đó không phải lừa dối đối
phương, mà là sức hấp dẫn của ngôn ngữ đọc nguội. Dùng lời lẽ khéo léo để hỏi đối phương,
đối phương tự nhiên bộc lộ lập trường. Chúng ta tiếp tục xem xét một ví dụ:
“Hãy nói cho tôi về nhạc chuông điện thoại của bạn, tôi sẽ biết bạn thích người như thế nào.”
“Thật sao! Bạn sẽ không lừa tôi chứ?”
“Bạn là người cẩn thận và thận trọng, nếu không chứng minh thì bạn rất khó tin nhỉ?”
“Cẩn thận một chút cũng không có gì sai. Nhưng nghe bạn nói như vậy, tôi có thể thử, nhạc
chuông của tôi là bài....”
Người đọc nguội hỏi về nhạc chuông điện thoại, đối phương không nói trực tiếp “Thật sao?
Nếu nhạc chuông điện thoại của tôi là bài... Bạn thử đi.” Mà hỏi lại với ý thắc mắc, điều đó đã
bộc lộ tính cách của cô ta, cẩn thận, thận trọng. Việc đọc nguội bắt đầu từ khi tiếp lời đối
phương.