Ví dụ, chúng ta thường sử dụng một số liên từ như: “tuy nhiên,” “nhưng,” “hơn nữa,”… khi
chúng ta tiến hành liên kết suy nghĩ và trải nghiệm bằng những từ ngữ khác nhau, cảm giác thu
được là hoàn toàn khác nhau. Chúng ta hãy tổ hợp hai câu văn ngắn “hôm nay chơi rất vui vẻ,”
“ngày mai phải đi làm rồi,” trải nghiệm một chút, giống như hình minh họa 2 – 5.
Hình 2 – 5: Trải nghiệm sự liên kết bằng những từ ngữ khác nhau
Trong ba mô thức biểu đạt ngôn ngữ kể trên, nếu có người nói: “Hôm nay chơi rất vui vẻ,
nhưng ngày mai phải đi làm rồi,” điều này sẽ khiến chúng ta nghĩ nhiều hơn tới việc ngày mai
phải đi làm, mà xem nhẹ sự thật hôm nay chơi rất vui. Nếu dùng “hơn nữa” để liên kết, tức:
“Hôm nay chơi rất vui vẻ, hơn nữa ngày mai phải đi làm rồi,” mức độ nhấn mạnh hai sự việc
sẽ tương đương nhau. Nếu như nói “Hôm nay chơi rất vui vẻ, tuy nhiên ngày mai phải đi làm
rồi,” rõ ràng đã nhấn mạnh trải nghiệm tích cực “Hôm nay chơi rất vui vẻ.”
Đây chính là công năng bộ khung của ngôn ngữ. Người biết ăn nói, dù là một chuyện không tốt
đẹp gì, cũng biết tận dụng kỹ năng này để miêu tả trải nghiệm tâm lý tích cực cho đối phương,
đây cũng là biện pháp thực hiện hiệu quả thuật đọc nguội.
Trong cuộc sống hàng ngày, các loại hình giao tiếp và biểu đạt đa dạng thường kèm theo quá
trình thiết lập bộ khung và chuyển đổi bộ khung ngôn ngữ. Ví dụ “Anh đã làm rất tốt, tuy nhiên
vẫn còn một số sai sót,” “Anh đã làm rất tốt, hơn nữa vẫn còn một số sai sót,” “Anh đã làm rất
tốt, nhưng vẫn còn một số sai sót,” trải nghiệm tâm lý mang đến cho đối tượng giao tiếp cũng
giống như sự biến đổi mẫu câu “chơi rất vui vẻ” được miêu tả ở phần trước.
Trong chuyển đổi bộ khung ngôn ngữ, dùng “nhưng” sẽ không ngừng làm tổn thương trải
nghiệm tâm lý tích cực. Những chuyên gia đọc nguội ưu tú cố gắng tránh từ này mà sử dụng
nhiều hơn các liên từ hoặc từ chuyển tiếp mang tính tích cực. Ví dụ “Bạn nhất định có thể thành
công trong việc này, nếu bạn cố gắng hơn nữa.” Thầy Hiroyuki Ishii đã biến cấu trúc câu này
thành một dạng mô thức biểu đạt đọc nguội dễ đánh trúng tâm lý đối phương, thường được