Ngôn ngữ bộ khung chủ yếu dùng để thay đổi quan điểm cố hữu trong suy nghĩ của đối tượng
giao tiếp, lồng ghép những quan điểm và trải nghiệm có lợi cho việc liên hệ tình cảm, từ đó
xây dựng lòng tin giữa hai bên. Thuật đọc nguội chính là mô thức giao tiếp phát huy tối đa kỹ
năng này.
Đổi hướng từ bộ khung vấn đề sang bộ khung kết quả
Khi chúng ta giao tiếp với người khác, thường nói “đừng mải uốn nắn vấn đề mà hãy quan tâm
hơn tới việc sẽ thực hiện nó ra sao.” Câu nói này chính là ví dụ điển hình về việc đổi hướng từ
bộ khung vấn đề sang bộ khung kết quả. So với “bộ khung vấn đề,” “bộ khung kết quả” phần
nhiều xuất phát từ định hướng mang tính xây dựng và cũng dễ được người khác thừa nhận hơn.
Thông thường, bộ khung vấn đề nhấn mạnh những trải nghiệm như “xảy ra vấn đề gì,” “nên
tránh điều gì” và “trách nhiệm của ai,” dẫn tới việc mô thức ngôn ngữ này không được yêu
thích. Trong khi đó, bộ khung kết quả tập trung vào kết quả và hiệu quả mong đạt được, coi khả
năng tích cực trong tương lai là mục tiêu hướng đến, thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm trong nội
tâm con người và cũng dễ được người khác thừa nhận hơn. Như biểu 2 – 1 minh họa sự chuyển
đổi giữa bộ khung vấn đề và bộ khung kết quả.
Biểu 2 – 1: Bộ khung vấn đề và bộ khung kết quả
Trong mô thức ngôn ngữ bộ khung kết quả, chuyển đổi câu trần thuật kiểu vấn đề thành câu trần
thuật kiểu định hướng mục tiêu, khiến thông tin tiêu cực cũng trở nên tích cực và ôn hòa hơn
thông qua chuyển đổi bộ khung.
Trong bối cảnh ngôn ngữ như vậy, bất cứ vấn đề nào cũng có thể chuyển đổi thành cơ hội và
thách thức, ví dụ “Tôi thất tình rồi” có thể chuyển đổi thành “Có thể bắt đầu một cuộc tình