Người đó lại hỏi: “Tại sao mỗi lần tuyết rơi đều vào những đêm con không để ý?”
Phật đáp: “Khi lơ là, con người luôn bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp thật sự.”
Người đó hỏi tiếp: “Vậy vài ngày sau liệu tuyết còn rơi nữa không.”
Phật đáp: “Đừng chỉ nhăm nhăm vào một mùa như vậy, bỏ lỡ mùa đông năm nay, sang năm mới
biết trân trọng.”
Một sự việc có thể xem xét từ hai khía cạnh, thông qua việc thay đổi tình cảnh hoặc ý nghĩa có
thể dẫn dắt rất tốt đối phương, khiến đối phương nảy sinh trải nghiệm ngôn ngữ tích cực. Ví dụ
“trẻ con nghịch ngợm, bướng bỉnh” có thể chuyển thành “trẻ con hoạt bát, đáng yêu;” “khó chịu
vì bạn gái rỗi việc gọi điện theo dõi”, có thể chuyển thành “có một cô gái luôn quan tâm bạn
từng giờ từng phút, lo nghĩ cho bạn là niềm hạnh phúc.”
Chuyển phê bình thành quan tâm, dẫn dắt trải nghiệm tích cực
Các chuyên gia giáo dục từng nói, phê bình chỉ khiến bọn trẻ không hư thêm, chứ không có tác
dụng khiến chúng ngoan lên. Quy luật này vẫn thích hợp đối với thế giới người lớn. Trong quá
trình thực hiện đọc nguội, cố gắng không dùng những từ ngữ mang tính phê bình mà chuyển
thành câu hỏi thể hiện sự quan tâm, như thế sẽ khiến đối phương xuất hiện trải nghiệm cảm xúc
tích cực. Như biểu 2 – 2 thể hiện sự chuyển đổi giữa biểu đạt kiểu phê bình với câu hỏi thể
hiện sự quan tâm.
Biểu 2 – 2: Phê bình chuyển thành quan tâm