“Tôi hối hận rồi, tại sao lại lựa chọn lĩnh vực không phải sở trường của mình để làm cần câu
cơm cả đời cơ chứ?”
“Thế giới này vốn dĩ đã không có chuyện tốt và xấu tuyệt đối, anh thử nghĩ xem, có bao nhiêu
người chẳng phải đâm đầu vào những lĩnh vực sở đoản của mình đấy.”
“Anh nói cũng phải, tuy nói người thông minh không bao giờ nuối tiếc việc đã qua, nhưng cũng
có nhiều người quay đầu là bờ.
“Đúng vậy. Tôi tin rằng chỉ cần trong lòng anh đã nắm rõ phương hướng, sau này mọi việc sẽ
tốt dần lên.”
Câu nói “chỉ cần... sau này sẽ,” tuy hiện nay đối phương còn chưa đưa ra quyết định, chỉ cần
tiền đề “nắm rõ phương hướng” được thành lập, câu nói này sẽ là dự đoán chính xác. Kết hợp
tương lai được dự đoán với cuộc sống thường ngày, không những góp phần nâng cao chất
lượng giao lưu, mà còn có thể giao tiếp thành công với người khác. Hãy xem ví dụ dưới đây:
Nam: “Thường thì bao lâu em tỉa lông mày một lần?”
Nữ: “Uhm, cũng không thường xuyên lắm, em không quá chú ý vấn đề này.”
Nam: “Ồ, chẳng trách lông mày của em giống như chổi phất trần ấy.”
Nữ: “Anh nói vậy có ý gì, tại sao lại giống như chổi phất trần chứ.”
Nam: “Tại nó tua rua tứ phía, không thống nhất. Cho nên, gần đây có phải em gặp chuyện phiền
muộn gì không?”
Nữ: “Chuyện như vậy mà anh cũng biết nữa. Gần đây em đang đau đầu vì chuyện lên chức.”
Nam: “Chỉ cần làm việc chuyên tâm, chắc chắn may mắn sẽ đến với em.
Những lời nói trên sẽ giúp đối phương có cảm giác an toàn, cũng khiến họ tin tưởng chúng ta
hơn. Tuy nhiều khi không nghe thấy những lời khẳng định của đối phương, nhưng lòng tin của
đối phương đã chứng minh chúng ta nói trúng.