tròn “circles” (Google+), cộng đồng “communities” (Google+), và các
nhóm “groups” (Facebook và LinkedIn). Những nhóm này là những
nơi rất tốt để tìm kiếm những nội dung thú vị.
• CHIA SẺ NỘI DUNG DO NGƯỜI DÙNG TẠO RA: Bạn nên chia
sẻ những bức ảnh mà mọi người sáng tạo từ sản phẩm của bạn.
Cách làm này tốt cho tất cả mọi người: Bạn có các bằng chứng xã
hội khi mọi người chụp một bức ảnh có liên quan đến sản phẩm của
bạn và người chụp cũng nhận được sự công nhận và quan tâm
chân thành.
Phần lớn các công ty xác định quá hẹp những gì họ tin là có liên
quan và thú vị với những người theo dõi họ. Điều này ngăn cản khả
năng nuôi dưỡng con quỷ nội dung. Những ví dụ sau cho thấy các
bài đăng vẫn có tính đặc trưng thương hiệu và và thú vị hơn, đồng
thời – tạo thêm các lần chia sẻ lại.
a15
Sử dụng một lịch biên tập
Tôi không tin vào việc lên lịch vì tôi ưa thích cách tiếp cận mạng xã
hội theo kiểu “spray and pray” (gởi thông điệp cho tất cả danh sách
khách hàng tiềm năng thay vì phân loại họ và cá nhân hóa thông
điệp). Tuy nhiên nếu bạn muốn có một phương pháp ổn định hơn,
có một vài công cụ có thể giúp bạn quản lý lịch biên tập:
• EXCEL: Bạn có thể sử dụng sản phẩm quá sức quen thuộc này để
lưu trữ những bản thảo bài đăng theo ngày đăng.
• GOOGLE DOCS: Sức mạnh của Google Docs trong việc lên kế
hoạch đăng bài cho các mạng xã hội là bạn có thể hợp tác với các
thành viên trong nhóm theo thời gian thực và bất kỳ ai cũng có thể
tiếp cận kế hoạch từ nhiều thiết bị khác nhau. Điều này giúp tránh
việc phải gửi email qua lại và giảm nguy cơ mất những thay đổi
trong bài đăng.