Viết dễ hiểu
Cần biết quy trình vật lý của việc đọc để hiểu tại sao bạn nên dùng từ ngữ
phù hợp với độc giả.
Quy trình vật lý của việc đọc bắt đầu bằng sự cảm nhận tổng quát. Ngay từ
năm 1905, nhà nghiên cứu Emile Javal đã chứng minh được rằng, khi đọc,
mắt không chuyển động liên tục mà nhảy cóc. Mắt không giải mã toàn bộ
một dòng chữ mà từng phần của dòng chữ đó; chừng một chục chữ cái mỗi
lần mắt “chụp” lên dòng chữ. Như vậy, đơn vị cơ bản của việc đọc là một từ
hoặc một nhóm từ chứ không phải từng chữ cái; đơn vị cơ bản này cũng kết
thúc ở nơi có dấu câu.
Giả dụ bạn đưa báo cho hai nhóm học sinh đọc. Một nhóm đọc một cột báo
gồm toàn từ chỉ có năm chữ cái, nhóm kia một cột gồm toàn từ 10 chữ cái.
Thời gian đọc của hai nhóm sẽ giống nhau vì mắt chụp mỗi lần được khoảng
10 chữ cái.
Đối với tiếng Anh, tiếng Pháp, từ ngắn - dưới 10 chữ cái - sẽ được đọc một
lần. Nhưng từ dài hơn sẽ cần đến hai lần. Muốn bài dễ đọc, cần ưu tiên dùng
những từ ít chữ cái. Đối với tiếng Việt cũng vậy.
Quy tắc trên có thể áp dụng cả cho các con số. Nếu 2.500 đồng dễ hiểu thì
15.540.321 đồng lại khó hiểu. Ở đây, con mắt chụp không nổi dãy số thứ hai
vì nó quá dài. Phần lớn độc giả đều không hình dung được những con số quá
lớn, cho rằng chúng trừu tượng.
Quy trình vật lý của việc đọc còn có một thành phần thứ hai: đọc nhận biết.
Mắt có thể đọc dễ dàng một câu nếu bộ óc nhận biết tổng quát được từng từ
trong câu đó. Ngược lại, nếu câu gồm nhiều từ không quen thuộc, người đọc