THUẬT VIẾT LÁCH TỪ A ĐẾN Z - Trang 12

sẽ bị vấp. Rồi họ bỏ đi. Khi đọc sách hoặc báo, không ai để bên mình cuốn
tự điển cả, trừ phi đọc sách báo nước ngoài để học ngoại ngữ.

Mặt khác, việc đọc nhận biết còn tùy thuộc hai loại trí nhớ: trí nhớ căn bản
và trí nhớ tăng thêm, tức bổ sung.

Trí nhớ căn bản chủ yếu do trình độ học vấn, cho nên trí nhớ của người này
sẽ không giống của người kia. Các nhà nghiên cứu Pháp ước lượng rằng độc
giả của một tờ báo phổ thông có vốn từ vựng khoảng 1.500 từ; còn độc giả
của Le Monde, một tờ báo chữ nghĩa tương đối cao, thì 3.500 từ. Mà kho từ
vựng tiếng Pháp lại lên đến 130.000 từ. Và tiếng Việt, chỉ tính riêng từ phổ
thông không thôi, cũng gần 40.000 từ. Vì thế bạn cần chọn lựa từ ngữ phù
hợp với trình độ độc giả.

Trí nhớ bổ sung bao gồm từ ngữ chuyên biệt của một ngành nghề như tin
học; của một giới; hoặc có khi của một địa phương. Nói một cách tổng quát,
đây là tiếng lóng. Tổng vốn từ tiếng lóng có thể từ vài chục từ đến trăm từ, ít
khi vượt quá hai trăm từ. Phần lớn độc giả đều không quen thuộc với loại từ
này. Ngay cả từ điển cũng không giải thích hết, vì chỉ đưa vào những từ của
tiếng lóng đã trở nên phổ thông.

Mỗi ngành, mỗi nghề, mỗi tổ chức đều có tiếng lóng mà chỉ người trong giới
mới hiểu. Ví dụ, nhà báo Việt Nam hay dùng “sa-pô”, một từ trong tiếng
lóng của báo chí Pháp - chapeau hoặc chapô - tức phần mào đầu, dẫn nhập
vào bài báo dài. Người học tiếng Pháp bình thường chỉ biết chapeau là cái
mũ.

Vậy bạn nên hạn chế dùng tiếng lóng. Không dùng càng tốt. Nếu dùng thì
phải giải thích. Ngoài ra, còn có một số từ ngữ không nên sử dụng, hoặc cần
thận trọng khi đụng tới.

Suy cho cùng, việc tham chiếu đến trí nhớ của độc giả, vẫn dẫn chúng ta trở
lại với kết luận của phần cảm nhận tổng quát về độ dài ngắn của từ ngữ. Đó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.