giới chứng tỏ ông biết cách làm thương hiệu. Vừa thúc đẩy một số người
uống cà phê nhiều hơn, vừa chẳng mất đồng nào vì các danh nhân này qua
đời từ lâu rồi, không phải trả bản quyền. Người giữ bản quyền, nếu có, cũng
chẳng hơi đâu mà qua Việt Nam để kiện.
Thay đổi chiến lược
Mượn lời danh nhân thế giới quảng cáo cho mình tất nhiên là quá tốt. Nhưng
nếu cần tạo dựng bản sắc riêng thì sao không mượn lời của chính các danh
nhân Việt. Có thể ông này muốn đưa thương hiệu của mình vươn ra toàn cầu
nên dùng danh nhân nước ngoài, hơn nữa ông còn muốn đánh vào tâm lý
sính ngoại của nhiều người Việt Nam.
Tuy nhiên, cách uống cà phê của người Việt và người nước ngoài lại rất
khác nhau. Điều thương hiệu cà phê này cần làm trước tiên là chinh phục
người dùng trong nước. Để làm được điều đó, nên chăng là dùng lời lẽ của
những danh nhân, văn nghệ sĩ đất Việt? Đã có nhiều nhạc phẩm nổi tiếng
của Việt Nam liên quan đến chủ đề cà phê như “Ly cà phê Ban Mê”, “Giọt
đắng cà phê”, nhưng dường như chưa có người Việt nổi tiếng nào nói về cà
phê Việt. Nếu vậy ta có thể phỏng vấn những người nổi tiếng để mượn lời.
Có thể tìm một nhà văn, chẳng hạn Nguyễn Nhật Ánh, để thực hiện một bài
phỏng vấn về cà phê. Như vậy, thương hiệu cà phê này sẽ có khả năng được
quần chúng quan tâm hơn, đặc biệt là những bạn trẻ vì ông Ánh chuyên viết
cho lứa tuổi mới lớn. Hay mời Ngô Bảo Châu, nhà toán học được giải
thưởng Fields, phát biểu vài câu về cà phê.
Một câu hỏi được đặt ra ở đây: Phải chăng ý tưởng của ông chủ thương hiệu
này là đem thương hiệu cà phê của mình tiến ra toàn cầu nên cần cậy đến
danh nhân thế giới, còn danh nhân Việt không được nhân loại biết đến nên
đành thôi?
Vậy có thể lựa chọn những người được thế giới biết đến, như Ngô Bảo
Châu, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, với tác phẩm “Tướng về hưu” được dịch