Chương 8
Cần dùng phép nối
Để có thể trình bày ý tưởng cùng thông tin, bạn đã làm dàn bài, sắp xếp những gì mình muốn nói theo một trật tự nhất định. Như thế vẫn chưa đủ.
T
hông thường, muốn cho độc giả theo dõi được bài viết, bạn cần chỉ ra thứ
tự trước sau của ý tưởng, thông tin trong bài.
Không thể cho rằng họ sẽ tự hiểu, mà phải làm cho ý tưởng, thông tin gắn
bó, liền lạc với nhau. Điều đó có nghĩa bạn cần sử dụng phép nối.
Hãy lấy một ví dụ. Bạn nói: “Ông nội tôi là người rất giàu có. Cứ mỗi dịp
Tết, ông đều cho tôi 500.000 đồng”. Khi bạn nói, người nghe nhìn bạn và
thấy được thái độ của bạn qua giọng điệu và cử chỉ của bạn. Có thể đó là sự
hài lòng hoặc thất vọng.
Tuy nhiên, nếu đưa hai câu trên vào bài, độc giả sẽ không thể đoán biết ý
của bạn - hài lòng hay không - vì không nhìn thấy bạn. Do vậy bạn cần chỉ
rõ cho họ biết bằng từ ngữ.
Để biểu lộ sự hài lòng, có thể viết: “Ông nội tôi rất giàu có vì thế cứ mỗi dịp
Tết, ông đều cho tôi 500.000 đồng”. Còn nếu viết như thế này, chắc chắn
độc giả sẽ hiểu khác: “Ông nội tôi rất giàu có, vậy mà mỗi dịp Tết, ông chỉ
cho tôi có 500.000 đồng”. Bạn đã chỉ cho độc giả thấy rằng mình không hài
lòng với số tiền đó. Lý ra ông nội của bạn phải hào phóng hơn nữa.
Như vậy, với các từ - vì thế, vậy mà - bạn đã chỉ cho độc giả thấy rõ sự liền
lạc về ý trong đầu của mình. Từ ngữ - thường là quan hệ từ - hoặc cụm từ
kiểu này có tên gọi là từ nối và thành phần nối.