Như vậy những từ trừu tượng, xa xôi và mơ hồ đã được thay bằng từ chính
xác, gợi tả hơn - giống như với ví dụ chó Phú Quốc. Sự khác nhau duy nhất:
Từ ngữ cận cảnh không tự nhiên nẩy sinh trong óc, ngay khi bạn nhìn rõ hơn
vật đang được nói đến. Tức bạn cần cố tìm ra cách diễn đạt màu sắc hơn cho
từ trừu tượng. Dưới đây là một số cách.
Trong nhiều tình huống, chúng ta thường minh họa ý tưởng khái quát thông
qua ví dụ cụ thể: Độc lập đối với tôi có nghĩa là không có sếp bảo ban. Hoặc
có thể nói về một dấu hiệu bên ngoài của ý tưởng - Nụ cười là dấu hiệu của
sự lịch thiệp, hoặc thứ gì đó có màu sắc tương đồng với ý tưởng - Ngày xuân
giống như tuổi trẻ; canh ba - nửa đêm; rơi lệ - khóc. Nói cách khác, nên
cung cấp cho độc giả cái gì đó để nhìn hoặc nghe, giúp họ hình dung được
suy nghĩ của bạn.
Cách cuối cùng, quan trọng nhất: so sánh ý tưởng với ý tưởng khác tương
tự. Tức làm cho ý tưởng trừu tượng, mơ hồ và khái quát trở nên sống động,
hấp dẫn và có kịch tính. Nhiều nhà báo và diễn giả đã áp dụng để thu hút
độc giả hoặc thính giả. Canh ba được thay bằng nửa đêm; rơi lệ bằng than
khóc.
Trên thực tế, bạn khó có thể sử dụng ngôn ngữ mà không dùng những kiểu
so sánh như trên. Vậy bạn nên ra sức tận dụng thế mạnh này của ngôn ngữ
và tìm ra những sự so sánh độc đáo, sống động để diễn đạt ý tưởng trừu
tượng. So sánh sẽ giúp ý tưởng trở nên gần gũi hơn với độc giả.
Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng thành ngữ cũ quen thuộc - vui như Tết, ốm thập
tử nhất sinh hay lừ đừ như ông từ vào đền, v.v. - thì bạn cũng chưa làm gì
nhiều để cho ý tưởng đến gần với độc giả hơn.
Cách tốt nhất để viết bất kỳ ý tưởng khái quát và chung chung nào là nghĩ ra
một minh họa rõ ràng, cụ thể hay một sự so sánh sống động và có kịch tính.
Nếu viết Giờ học thật khô khan, bạn chỉ nêu một ý trừu tượng và độc giả sẽ
khó nắm bắt được điều bạn muốn nói. Nếu viết Giờ học khô như rơm” bạn