Chương 18
Tự biên tập
Hễ có người viết thì có người biên tập. Người biên tập đọc lại, suy nghĩ, làm cho tác phẩm đến với công chúng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trước khi gửi bài đến tay biên tập viên để được
chỉnh sửa, bạn nên tự biên tập bài của mình. Vậy tự biên tập thì gồm những công đoạn nào?
T
hường có thể cắt bài theo hai cách, hoặc với “cái búa” - chặt bỏ nguyên
đoạn; hoặc với “cái kéo” - tỉa từng câu một. Đối với bài chưa hay, bạn nên
chặt bỏ những gì nằm ngoài góc nhìn, không ăn nhập gì tới góc nhìn. Cũng
nên cấu trúc lại toàn bài. Làm như thế, nó sẽ ngắn hơn vì chỉ những gì cốt
yếu mới được giữ lại.
Cần hy sinh chi tiết phụ hoặc ít ý nghĩa; gạch bỏ sự trùng lặp, tính từ và
trạng từ thừa, từ rỗng; cất các câu quá dài; lấy ra những gì không cụ thể. Nên
ưu tiên cho thông tin, ý tưởng được nhiều người quan tâm.
Tuy nhiên, nếu tự sửa bài theo cách trên, bạn cần tránh việc biến bài thành
văn bản không còn mùi vị gì cả. Không nên lột trần, làm cho nó trở nên khô
khan hoặc không rõ nghĩa. Nếu có thể và nếu đã viết hay rồi, thì không sửa
các trích dẫn, ví dụ, hình ảnh, khía cạnh nhân cảm. Cần giải thích từ viết tắt
hoặc thuật ngữ, có thể bằng ví dụ.
Và trên hết, không nên làm cho bài trở nên tối nghĩa.
Cũng nên đọc to thành tiếng để nghe âm thanh của bài; đâu đó có thể rung
lên hồi chuông cảnh báo “không đúng”, buộc bạn phải sửa từ, cụm từ, câu
hoặc ngữ pháp hay cấu trúc của bài. Bạn sẽ bị đứt hơi khi đọc một câu dài
ngoằng; như vậy sẽ phải cắt nó ra thành ít nhất hai câu.